Có rất nhiều cuộc điện thoại gọi cho mình hỏi về kinh nghiệm du lịch Yên Tử sau khi đọc bài viết này, có những cuộc điện thoại trong từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Mình rất vui vì được giải đáp chút thắc mắc của các bạn, cảm giác vui và khoái là lạ. Nó là động lực để mình tìm hiểu – bổ sung thêm thông tin, các câu hỏi mà các bạn quan tâm vào trong bài viết này (Ở phần cuối bài). Mong rằng các bạn sẽ có một cuộc hành trình về với Yên Tử nhiều niềm vui & ý nghĩa.
Ngồi xem lại mấy bức ảnh chụp trên đường đi Yên Tử hôm 26/12/2012 (âm lịch), nhớ ra lần đấy mình có nhiều lo lắng trước khi đi, tìm đường trên internet thì chưa có ai hướng dẫn cụ thể. Mới đi lần đầu vừa đi vừa hỏi đường khá mất thời gian, tiện có ảnh mình viết một bài hướng dẫn cho những người chưa từng đi Yên Tử bao giờ hoặc những bạn ở xa. Các bạn cần chuẩn bị gì, đi ra sao, có khó khăn gì mình sẽ chia sẻ dưới đây.
Tôi nhớ sáng sớm cách đây hơn một năm, lúc ấy có công việc phải về Hải Phòng rồi lại ngược lên trong đêm, tới Hà Nội cũng là lúc 4h sáng. Tâm trạng lẫn thể xác mệt mỏi, dưới cái lạnh sương sớm tôi run rẩy. Tôi đã rất hối hận vì chuyến đi của mình, nhưng khi vừa qua hết cầu Chương Dương tôi ngỡ ngàng khi thấy hành động điên rồ của mình đã được đáp trả hậu hĩnh vô cùng. Tôi được gặp một Hà Nội khác, không phải Hà Nội của khói, bụi đường, tiếng còi xe và dòng người vội vã thường ngày – Hà Nội khi ấy khoác lên mình một chiếc áo khác, chiếc áo “ngày xưa”.
Chào mừng bạn đến với bài viết review tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm (3 đêm 2 ngày từ Hà Nội), nằm trong series chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà Giang của blogger du lịch Trần Việt Anh.
Tìm đến bài viết này, Việt Anh chắc rằng bạn đang tò mò muốn tìm hiểu xem:
Tour du lịch Hà Giang chất lượng ra sao?
Lịch trình tour đi qua điểm đến nào, có điều gì thú vị?
Phương tiện, chỗ ăn, ở ra sao… phải không?
Nếu đây là những thắc mắc bạn cần biết, thì xin chúc mừng, bạn tìm đến đúng người rồi!
Việt Anh vừa trở về sau chuyến đi Hà Giang 7 ngày, mình đã dành 2 ngày 1 đêm để trải nghiệm tour ghép kinh điển nhất ở Hà Giang: cung khám phá Đồng Văn, Mã Pì Lèng – một trong những cung đường miền núi đẹp nhất Việt Nam.
Trong bài viết này Việt Anh sẽ review chi tiết về tour ghép Hà Giang 2 ngày 1 đêm và giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên nhé!
Nào! Cùng bắt đầu vào bài viết thôi!
Thông tin tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm
Kiểu tour: ghép đoàn
Khởi hành hàng ngày, tour mở 4 mùaquanh năm
Phương tiện: ô tô 5 – 29 chỗ
Thời gian: 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà Giang (2 ngày 3 đêm tính từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội)
Chi phí: 1.980.000VNĐ (chưa bao gồm 400,000VNĐ tiền vé xe khách)
Số điện thoại giải đáp thắc mắc trực tiếp từ Trần Việt Anh: 0969.124.980
Tour này dành cho ai?
Người chưa từng đi du lịch Hà Giang / Hoặc đã từng đi tự túc muốn trải nghiệm theo cách khác
Khả năng lái xe máy kém muốn đảm bảo an toàn trên đường
Eo hẹp về thời gian: chỉ nghỉ được 2 ngày
Người cao tuổi
Muốn tiết kiệm chi phí
5 điều mình thích khi đi tour ghép Hà Giang
Không phải tự lái xe, có thời gian ngắm cảnh, khỏe hơn đi tự túc
Có hướng dẫn viên thuyết minh, tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích
Quán ăn trên đường đồ ăn cực kỳ ngon vì đơn vị lữ hành biết địa điểm ăn ngon
Không phải tự mày mò tìm hiểu, chỉ việc lên xe đi, quan sát, lắng nghe và cảm nhận
Lái xe, hướng dẫn viên người bản địa, chu đáo, chăm sóc khách tốt
Thông tin cơ bản bạn đã nắm được rồi. Bây giờ cùng Việt Anh lên xe, đi một vòng Hà Giang – Đồng Văn xem tour du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm có gì thú vị nhé!
Lịch trình tour ghép Hà Giang 2 ngày 1 đêm từ Hà Nội
Tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà Nội. Chuyến đi này Việt Anh đi cùng một cậu em có “tâm hồn ăn uống, yêu thích ẩm thực” – Thành Funky.
Đêm 1: Hà Nội – Hà Giang
20h hai anh em có mặt ở bến xe Mỹ Đình, xe đã được công ty đặt từ trước, chỉ việc ra xe đọc tên và số điện thoại là lên xe đi.
20h Việt Anh có mặt ở bến xe Mỹ Đình để đi xe khách Hải Vân.
Hãng xe bus Hải Vân là số 1 ở Hà Giang về chất lượng! Đủ khách là chạy, không nhồi nhét, xe đi nhanh, êm như ru, chất lượng hết ý!
Mẹo du lịch: Hiện tại để đi từ Hà Nội đến Hà Giang bạn chỉ có thể đi đường bộ bằng xe khách giường nằm hoặc xe limousine (16 chỗ ghế ngồi) nên phương án tối ưu nhất là đi xe giường nằm bạn nhé!
Tip dành cho các bạn ở miền Nam: khi bay ra Hà Nội, các bạn có thể book xe đón tại ngã 3 Kim Anh (đường vào đường cao tốc đi Hà Giang) cách sân bay Nội Bài khoảng 2km, như thế sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn không cần phải di chuyển vào bến xe Mỹ Đình (cách sân bay ~25km) nếu không có ý định ở lại Hà Nội chơi.
Với các đoàn đông các bạn có thể book trực tiếp với công ty, sẽ có xe đón bạn từ sân bay Nội Bài hoặc trung tâm Hà Nội đi Hà Giang.
Tuy nhiên sẽ phát sinh thêm chi phí, tùy vào số lượng người, bạn gọi cho hotline (Ms Hiền support team 0934.89.1988)để được tư vấn thêm nhé!
Ngày 1: Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn
Khoảng 4h – 5h sáng xe lên đến thành phố Hà Giang. HDV và xe công ty sẽ đón đoàn tại bến xe Hà Giang, sau đấy nhận phòng nghỉ để vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi.
Việt Anh và Thành đi cùng hai bạn người Singapore là Long Cheng và Veronica. Hai bạn hướng dẫn viên “siêu đặc biệt” là Tâm (biệt danh Heo) người C’Lao và Dính – anh chàng hiền lành vui tính người Mông.
Cả 2 bạn đều là người bản địa: đây là điểm mình rất thích trong cách làm của công ty Hà Giang Trẻ.
6h30 cả đoàn ăn sáng ở quán phở Vân Dung: ở đây có phở gà, bò, lòng gà hoặc bún, sốt vang.
Cung đường Hạnh Phúc
Ăn sáng xong xe khởi hành, đi qua cầu Gạc Đì, điểm đầu tiên của con đường Hạnh Phúc – con đường di sản, không chỉ của Hà Giang mà của cả Việt Nam đấy! Đây cũng là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam. Dài 185km, bắt đầu từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và kết thúc ở thị trấn Mèo Vạc.
Những km đầu tiên trên con đường Hạnh Phúc
Theo lời kể của Tâm, xưa kia vùng đất Hà Giang hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài vì bốn bề vây quanh bởi núi đá. Cuộc sống người dân ở bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc gặp muôn vàn khó khăn: điều kiện sống khắc nghiệt, đến đây sẽ thấy, khắp cao nguyên đá Đồng Văn chỉ toàn núi đá, người đồng bào sinh ra trên núi đá, sống dựa vào núi đá, chết nằm trên nương đá.
Mùa đông lạnh thấu xương, mùa hạ nước tưới tiêu khan hiếm, chỉ có cây ngô mới mọc được ở trên những dãy núi cao này. Xưa kia nơi đây từng là một trong những vựa thuốc phiện lớn nhất Đông Dương, long hổ tranh giành quyền lực, thổ phỉ hoành hành, thế lực chống phá từ Trung Quốc…vv người dân chịu biết bao khổ cực.
Tới năm 1959, nhà nước quyết định mở đường, kêu gọi hơn 1000 thanh niên xung phong ở 6 tỉnh Việt Bắc, Nam Định, Hải Dương, cùng chung sức có hơn 1200 đồng bào, trong 6 năm, tốn hơn 2,9000,000 ngày công, 900,000 tấn thuốc nổ để xây nên cung đường này.
Khi nghe Tâm kể: ngày xưa không có máy móc hiện đại như bây giờ, tất cả đều là công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng…vv người ta phải dùng mìn phá núi, mở từng centimet đường.
Bao khó khăn, gian khó, biết bao mồ hô, xương máu đã đổ xuống để nhân dân bốn huyện vùng cao ở Hà Giang có được con đường lưu thông trao đổi buôn bán. Người xưa nghị lực quả thực phi thường.
Qua dốc Bắc Sum đến cổng trời Quản Bạ
Qua những khúc cua đầu tiên mình cảm thấy hơi choáng vì dốc cua nhiều. Tuy nhiên cảnh bên đường bắt đầu đẹp, có khúc bên đường là những ngôi nhà người Tày nằm giữa đồng lúa, sau lưng là dãy núi cao. Có khúc một bên là vách đá, một bên là dòng sông xanh, có lúc sông cạn thành con suối nhỏ. Anh em trên xe đùa nhau, hôm nay được ăn đặc sản Hà Giang: “bánh đa CUA” (ý nói những khúc cua liên tục).
Con dốc dài đầu tiên là dốc Bắc Sum – một trong những con dốc rất nổi tiếng ở Hà Giang. Thanh niên xung phong mở đường ngày xưa có câu “Dốc Bắc Sum – Hùm Cán Tỷ – Phỉ Đồng Văn”. Con dốc này dài 7km, nổi tiếng quanh co và… có nhiều muỗi. Cảnh nhìn từ trên xuống tuyệt đẹp! Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp những biển mây trắng ở đây.
Nếu một ngày nào đấy may mắn bạn sẽ được thấy biển mây ở dốc Bắc Sum.
Qua dốc Bắc Sum tới xã Quyết Tiến, một trong những vựa rau của Hà Giang. Qua xã Quyết Tiến là Cổng Trời Quản Bạ, cả xe dừng nghỉ tại đây. Tâm kể : “Ngày xưa ở cổng trời có cánh cổng bằng gỗ dày 15cm, ngăn cách 4 huyện vùng cao với thế giới bên ngoài”.
Đứng ở cổng trời Quản Bạ nhìn xuống phía dưới là thung lũng mênh mông đồi núi nhấp nhô. Bọn mình mua một đĩa hồng không hạt đặc sản Hà Giang rồi chia nhau ăn. Tới Cổng Trời thoáng đáng tỉnh lại liền.
Góc nhìn từ quán cafe trên cổng trời Quản Bạ
Núi đôi Cô Tiên
Rời cổng trời, cả đoàn đi xuống điểm ngắm toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao để chiêm ngưỡng một tuyệt tác từ thiên nhiên: núi đôi Cô Tiên (hay còn gọi là núi đôi Quản Bạ). Đi qua Quản Bạ nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên được nghe về sự tích núi đôi Cô Tiên, qua giọng kể đậm chất vùng cao của cô bé người C’Lao.
Tâm kể thế này: thưở xưa, ở đất Quản Bạ ngày nay có một chàng trai người Mông, tiếng khèn lá của chàng róc rách như tiếng suối chảy, xào xạc như tiếng lá cây rừng – chàng trai ấy khiến cô tiên nữ say mê. Họ cưới nhau và có một người con Ngọc Hoàng phát hiện và bắt nàng về trời. Nàng vì thương con nhỏ khát sữa mẹ nên để lại bầu ngực của mình. Chuyện thần tiên với mô tuýp quen thuộc là thế mà qua giọng kể cô hướng dẫn viên người C’Lao nghe hợp tình, hợp lý đến lạ!
Tâm kể tiếp : “Truyền thuyết là truyền thuyết, tuy nhiên có điều lạ là nguồn nước ở Quản Bạ rất tốt, nơi khác một năm chỉ trồng một vụ ngô, ở đây một năm có thể gieo ba vụ, lá lúc nào cũng xanh um”. Mình gật gù, bao lần qua đây mà giờ mới biết!
Núi đôi Quản Bạ (Ảnh: Vương Chí Dính)
Cái đẹp tương phản
Chia tay với Quản Bạ, cả đoàn đi tiếp qua Yên Minh, lần này đi bằng đường tắt rút ngắn hơn 20km, cũng là con đường mình chưa đi, đứng ở đây có thể nhìn xuống toàn cảnh sông Miện. Hà Giang mình đã đi bao lần mà vẫn luôn có những con đường mới, những góc nhìn mới, càng lên cao càng đẹp, và càng lên cao, cuộc sống của người dân càng khó khăn, trên những ngọn núi đá kia thấp thoáng dáng nhà người Mông.
Mình hỏi Dính : “Sao người Mông các em lại sống ở trên những dãy núi cao?”.
Dính kể : “Xưa kia người Mông chúng em sống ở đất Trung Quốc bây giờ, do bị người Hàn đuối đánh, khổ cực quá nên di cư đến đây. Khi chạy trốn, Vua người Mông khi ấy dặn con cháu tìm nơi núi cao vắng người mà sống, để tránh kẻ thù phát hiện. Kể từ đấy người Mông chỉ làm nhà trên những dãy núi cao.”
Người Mông không chỉ có ở Việt Nam, mà còn phân bố ở cả phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar…vv Đặc điểm chung là hiếu khách, hào sảng, đàn ông chơi khèn giỏi, phụ nữ giỏi dệt lanh, thêu thổ cẩm…
Cảnh trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh trên con đường mới mở, tiết kiệm đc 22km, cảnh siêu đẹp!
Dốc Thẩm Mã
Những câu chuyện dọc đường từ Hà Giang đi Đồng Văn chỉ toàn là những câu hỏi về phong tục, văn hóa, từ người C’Lao, người Mông, cho tới cả người Dao. Nào là câu chuyện vì sao người Mông không ăn tim động vật, thế nào mới thực sự là người đàn ông Mông, vì sao phải uống rượu, tục lệ cưới xin giờ thế nào, có còn bắt vợ không… vân vân và vân vân. Lần này mình gặp được Tâm và Dính đúng người, tìm hiểu thêm được bao điều hay về văn hóa vùng cao. Bạn muốn biết chắc phải đợi mua tour, rồi đi tour mới biết hết được, chứ dài dòng Việt Anh không tiện kể ở đây.
Điểm dừng chân cuối cùng trước bữa trưa là dốc Thẩm Mã, một trong những con dốc đẹp nhất ở Hà Giang. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống là những con đường ngoằn nghèo, uốn lượn. Chào mừng đến với cánh cửa dẫn vào miền đá Đồng Văn. Con dốc này là nơi người Mông thử sức ngựa. Con ngựa nào leo lên đỉnh dốc còn sống giữ lại nuôi, còn nào yếu không lên được thì đem thịt làm chảo thắng cố. Góc này là góc “kinh điển” ở Hà Giang rồi. Đẹp không có gì để tả nữa. Và bất cứ ai đi Hà Giang không thể không dừng lại ở đây để chụp ảnh.
Một chuyện không tích cực mà vẫn cần chia sẻ, là việc bọn trẻ con nghỉ học ở nhà ra đây để chờ du khách tới cho kẹo. Mìn với Tâm gặp một anh đi ô tô cho kẹo ra nói luôn với anh, anh nói lần sau không làm thế. Mà một ngày biết bao đoàn đến, vỏ bánh kẹo vất đầy dưới khe núi… Hy vọng bạn đọc bài viết này nhớ rằng không nên mua kẹo cho trẻ em vùng cao, nếu làm từ thiện hãy tổ chức chương trình tới tận trường tặng, hoặc gửi gắm các tổ chức nếu không có điều kiện đi.
Mọi người không nên cho tiền và kẹo trẻ em vùng cao đâu nhé!
Trưa cả đoàn dùng cơm ở Phố Cáo, quán cơm của anh phó chủ tịch xã xây nên sạch sẽ, khang trang và đồ ăn thì ngon sạch bổ rẻ hết ý.
Có món gà chạy đồi, lợn đen, ngọn đậu Hà Lan, rau cải Mèo chấm trứng – nhưng ngon nhất là món bò tái xào ớt, tuyệt vời ông mặt trời!
Bữa cơm vùng cao ngon tuyệt cú mèo!
Nhà của Pao, tiếng khèn và những chàng trai Mông
Kết thúc bữa trưa cả đoàn qua dốc Chín Khoanh, xuôi xuống một trong những thung lũng thơ mộng nhất Đông Văn – thung lũng Sủng Là, nơi có ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao”.
Bình thường, đoàn sẽ qua đây nhanh, nhưng hôm ấy hoa tam giác mạch vừa nở, con đường nhỏ dẫn vào thôn Lũng Cẩm cũng nhộn nhịp hơn. Lần vào thăm nhà của Pao này không nhớ là lần thứ mấy, nhưng lại là lần đầu tiên mình biết ngôi nhà này của một người tướng tài được trọng dụng nhất của vua Mèo – bố của bác Mùa Sính Già, một người quen.
Tới hôm đi tour mới để ý ngôi nhà này có cột đá tạc hình cách điệu của cây thuốc phiện . Cột đá này được đặt từ tận Trung Quốc chuyển về. Qua bao nhiêu năm vẫn còn bóng. Tại sao cột lại bóng thế mình sẽ nói sau. Chỉ biết rằng xưa kia, thung lũng Sủng Là là một trong những vựa thuốc phiện lớn nhất của vua Mèo, vì nó nằm giữa hai dinh thự của ông là Sà Phìn và cửa khẩu Phó Bảng.
Cây cột nhà có trang trí họa tiết cây hoa anh túc trong nhà của Pao
Mình vào nhà chào bác Già (hay Giàng), hai bác cháu nhận ra nhau bắt tay, uống rượu. Lúc đấy tiếng khèn của Dính vừa ngân lên trong gian phòng khách nhỏ. Tiếng khèn Dính hay quá, mình động viên bác Giàng thổi, bác già rồi, uống nhiều rượu, năm mấy mà nhìn như sáu mấy, bảy mấy, bác thổi không ra hơi, thế là đi lôi xềnh xệch cậu con trai mới học cấp hai về bắt thổi khèn cho mọi người nghe.
Bác Giàng đang chơi khèn cho mọi người nghe. Quý lắm một người đàn ông Mông mới chơi khèn cho bạn nghe đấy nhé!
Thằng bé phần vì ngại, phần vì đang đi chơi bị bắt về mặt ngắn tũn lại, ngồi ở cửa thổi hết một bài, bác Giàng đi qua mắng “Đứng dậy thổi, không được ngại” – Một chàng trai Mông, như mình biết, nếu không chơi khèn, không uống rượu – không phải con trai Mông. Mà chơi khèn phải kèm cả nhảy, tiếng khèn đưa bước chân, từng nhịp, từng nhịp, cô gái Mông mặc xáy xòe đứng cạnh múa ô… thế mới đủ điệu. Ấy thế mà thằng bé lại ngồi nên bị bố nó mắng!
Nhà của Pao là kiểu nhà trình tường (nhà đất) đặc trưng ở vùng cao nguyên đá Hà Giang. (Ảnh: du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm)
Dinh họ Vương, dinh thự 150 tỷ của Vua Mèo
Uống cạn chén rượu cũng là lúc cả đoàn tiếp tục lên đường, chia tay ngôi nhà của vị tướng đến với vương phủ của ông Vua Mèo khét tiếng 4 huyện miền núi phía Bắc – Vương Chính Đức.
Một công trình nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị giữa thủ phủ cao nguyên đá – dinh thự ông Vua người Mông, trùm sở hữu kho thuốc lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Một lần nữa bắt gặp những cột trụ bằng đá có họa tiết hình cây hoa anh túc. Bạn biết không, cột trụ này được đánh bóng bằng số đồng bạc trắng có giá trị tương đương với 1 tỷ tiền bây giờ… Các cụ ngày xưa ăn chơi chất quá!
Ngôi nhà này còn nhiều chi tiết thú vị về lịch sử, kiến trúc mà chỉ khi đi tour nghe thuyết minh mới hiểu hết được, Việt Anh sẽ để dành cho các bạn tour guide nhé!
Tấm bảng ghi chữ “Biên chính khải phong” do vua Khải Định tặng Vua Mèo Vương Chính Đức và các họa tiết trang trí hình cây hoa anh túc cho thấy cây thuốc phiện rất quan trọng với chủ nhà. (Ảnh: lịch trình du lịch Hà Giang)
Cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ Việt Nam
Điểm tham quan cuối cùng là nơi “địa đầu tổ quốc” – cực Bắc, nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ hình chữ S Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú đơn giản là nơi bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Giang.
Tâm và Thành chụp kỷ niệm trên cột cờ Lũng Cú
Ông chủ quán cơm Hải Hiền :”cứ gọi là Oke!”
Buổi tối về Đồng Văn, cả đoàn nhận phòng ở khách sạn Lâm Tùng: sạch sẽ, đẹp, giá cả phải chăng, sau đấy di chuyển ra quán ăn. Tối nay sẽ ăn món lẩu gà đen, đặc sản của quán Hải Hiền.
Đến Hà Giang đám “gà công nghiệp” như mình khoái nhất được ăn rau cải mèo sạch, thịt gà đồi sạch, thịt lợn đen sạch, uống rượu ngô men lá và cười khoái trá với bạn bè suốt cả buổi, trong tiết trời se se lạnh ở phố cổ Đồng Văn.
Đấy! Cả buổi tối ngồi uống rượu, chúc nhau, cảm ơn nhau, mấy người xa lạ giờ đã thành thân quen. Cuối cùng là màn giao lưu cùng ông chủ – anh Hải “cứ gọi là ô kê!” luôn niềm nở với khách. Cả quán chật kín khách, chủ yếu là khách nước ngoài, ai làm ngành dịch vụ đến ăn quán anh Hải sẽ học hỏi được nhiều điều hay ho từ ông chủ quán dễ thương, tinh tế này.
Cả đoàn chụp cùng anh Hải, chủ quán Hải Hiền – một người rất thú vị. Ai làm ngành dịch vụ sẽ học hỏi được nhiều điều “hay ho” từ anh.
Ngày đầu tiên kết thúc sau bữa tối, cả đoàn ra phố cổ ngồi cafe, hẹn nhau sáng mai leo lên Đồn Cao ngắm bình minh.
Ngày 2: Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Yên Minh – Hà Giang
Dậy sớm, ngắm Đồng Văn từ trên cao
Hôm qua hẹn nhau 6h có mặt, 5h45 mình với Thành xuống sảnh chưa thấy ai, đói quá chạy ra quán bà Bích ở phố cổ mua cho mỗi người một gói xôi ngũ sắc ăn. Xôi nóng, thơm ấm lòng. Mấy người đi bộ lên đồn cao, ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn từ trên cao. Đi Đồng Văn bao nhiêu lần mà lần này mới chịu leo lên đây, đúng là lười!
Cả nhóm dậy sớm đi bộ lên Đồn Cao ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn
Cảnh ở trên Đồn Cao nhìn xuống thị trấn đẹp mê ly! Đúng là Hà Giang, góc nào cũng đẹp. Đường lên đây trải bê tông, có bậc thang, đi bộ chừng 15-20 phút lên đến nơi.
Ăn bánh cuốn trứng
Sau màn leo bộ cả đoàn về ăn bánh cuốn trứng – món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Giang. Bánh cuốn phổ cổ Đồng Văn khác với bánh cuốn dưới xuôi là chấm với nước xương hầm chứ không chấm mắm. Ăn vị nhạt hơn chấm mắm, món ăn này mang đậm màu sắc của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Món bánh cuốn trứng chấm nước xương hầm và giò là cách ăn phổ biến ở vùng Đông Bắc. Nếu không ăn hành bạn có thể dặn chủ quán không cho hành vào nước chấm nhé! Hoặc bạn cũng có thể ăn với mắm!
Chiêm ngưỡng đèo Mã Pì Lèng
Ăn sáng xong anh Phương lái xe đến đón cả đoàn đi đèo Mã Pí Lèng – một trong những con đèo đẹp nhất Việt Nam. Đến Hà Giang lần nào cũng phải đi qua đây, đứng ngẩn người ngắm những tạo tác tuyệt vời từ thiên nhiên. Hoang sơ và hùng vỹ!
Bạn còn nhớ câu chuyện xây đường Hạnh Phúc chứ? Riêng khúc đèo Mã Pì Lèng này, khi đi bạn sẽ thấy, treo leo, hiểm trở ra sao. Phải mất hơn 2 năm người ta mới hoàn thành đoạn đường qua đây. Dụng cụ hoàn toàn thủ công, treo mình trên vách đá để nổ mìn… ngoài sức tưởng tượng!
Một góc đèo Mã Pí Lèng, phía tay trái là vực hẻm Tu Sản, ngọn núi chính giữa là xã biên giới Thượng Phùng – Sín Cái thuộc địa phận Việt Nam bạn nhé!
Chợ phiên Sà Phìn
Rời đèo Mã Pì Lèng, như mọi khi xe sẽ qua Mèo Vạc về lại Yên Minh, nhưng lần này do đường đang sửa nên cả đoàn quay ngược lại đường cũ, để đi chợ phiên Sà Phìn.
Chợ phiên vùng cao họp một tuần một lần, thường vào thứ 7 hoặc Chủ Nhật, riêng chợ Sà Phìn (cùng một số chợ khác) họp lùi, hôm nay thứ 6, tuần sau thứ 5, cứ thế lùi. Nên may mắn lắm mới gặp chợ. Số chúng mình đúng là may.
Hai người bạn “không bình thường” trong chợ phiên, chú này mình từng gặp ở nhà của Pao.
Chợ vùng cao là một nét đẹp văn hóa ở cao nguyên đá, chợ là nơi bà con mang nông sản tới trao đổi, sau một tuần lao động vất vả, phụ nữ đàn ông diện bộ quần áo đẹp nhất đi chợ, gặp nhau uống chén rượu, ăn bát phở, mua cái quốc, cái liềm, hạt giống…vv Mình thấy chợ phiên như một ngày lễ, ngày mọi người dành để nghỉ ngơi, ở vùng nông thôn dưới xuôi còn một số nơi vẫn giữ được chợ phiên.
Cả nhóm đi quanh chợ tham quan. Dính dắt hai bạn người Singapore đi một vòng để nhìn, để nghe, để ngửi, để nếm thử cái hương vị một phiên chợ của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam. Nhà Dính cũng gần đấy, nhưng hôm nay đi chợ, em không gặp người nhà.
Cô gái C’Lao trong trang phục hiện đại và người phụ nữ Mông với trang phục truyền thống.
Ăn trưa tại Yên Minh
Buổi trưa cả đoàn dừng chân ở Yên Minh, ăn bữa trưa ngon tuyệt. Vẫn là những món ăn đặc sản ở vùng cao quen thuộc. Yên tâm là sạch và rất ngon! Ăn xong cả đoàn lên xe đi tiếp, suốt đoạn cuối hành trình Tâm lấy điện thoại hát cho mọi người nghe, cả đoàn nghêu ngao những khúc ca về núi rừng, tuổi trẻ, cảnh đẹp, không ai thấy mệt. Dừng chân ở khúc cua hình móng ngựa ở rừng thông Yên Minh.
Làng dệt vải lanh Lùng Tám
Điểm tham quan cuối cùng là một trong những điểm nhấn về văn hóa trong suốt hành trình: làng dệt vải lanh Lùng Tám. Phụ nữ Mông không biết trồng lanh, dệt vải thì chưa phải phụ nữ Mông thực thụ!
Xưa kia quần áo người Mông được làm hoàn toàn từ vải lanh, nhưng do công nghệ phát triển, quần áo sản xuất công nghiệp nên người Mông ở Hà Giang không còn dệt lanh nhiều như trước nữa – hợp tác xã ở Lùng Tám đang làm công việc bảo tồn và phát triển nghề dệt lanh thủ công truyền thống. Đối với những người yêu văn hóa, thích những sản phẩm tự nhiên sẽ rất ấn tượng với điểm tham quan này. Đặc biệt là khách nước ngoài, vì càng ở nước phát triển người ta càng trân quý những sản phẩm được làm thủ công.
Một sản phẩm từ lanh hoàn thiện phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ trồng lanh mấy tháng, thu hoạch, sau đấy trải qua tách sợi lanh, đun qua nước tro, nối, se cuộn, se sợi, dệt vải, nhuộm tràm, vẽ sáp ong, giặt, nhuộm, nấu nước sôi cho bong sáp ong, lăn qua đá tạo độ bóng, may thành sản phẩm…vv và vv.
Các bạn quan tâm tới thời trang, hoặc trang phục thổ cẩm sẽ thích điểm đến này!
Người phụ nữ Mông đang se sợi lanh, sau đấy cô sẽ cho vào luộc trong chảo nước tro để sợi lanh chuyển thành màu trắng, rồi đen se sợi, dệt vải, vẽ sáp ong, nhuộm tràm, may váy áo… Để làm ra một sản phẩm người phụ nữ Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn! Vì lý do đấy mà giá thành sản phẩm từ vải lanh luôn cao (vì được làm 100% thủ công).
Bữa tối tại nhà sàn người Tày
Hành trình kết thúc, chuyến xe đưa cả đoàn về lại thành phố, bên ngoài ô cửa kính là nhấp nhô sóng núi, từng lớp, từng mảng đan xen nhau. Đẹp! Mê hồn người!
Buổi tối cả đoàn ăn cơm trong một gia đình người Tày ở cách trung tâm Hà Giang không xa. Những món đặc sản ngon nhất được bày ra, anh em tay bắt mặt mừng, uống chén cảm ơn nhau vì một chuyến đi nhiều bài học hay. Cô chủ nhà cũng lên góp vui một điệu hát Then của người Tày. Ai cũng say, say vì cảnh đẹp, say vì tình người.
Cuối cùng, đáng lẽ khách sẽ chuẩn bị lên xe khách, nhưng đoàn này đặc biệt, không ai về Hà Nội mà ở lại Hà Giang thêm ngày, nên cứ ăn uống thoải mái. Sau cùng, cả đoàn đi ăn cháo ấu tẩu, giải rượu, rồi hành trình nào cũng phải đến lúc chia tay.
Với Việt Anh, đây là một chuyến đi đặt biệt, mình nhìn ngắm mảnh đất thân quen ở một góc nhìn khác. Khi mình ở tâm thế đi để quan sát, đi để học hỏi những điều hay lẽ phải… cứ thế mở rộng tầm mắt, mở cửa trái tim sẽ đón nhận được biết bao nhiêu là điều thú vị, mới mẻ.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn!”
Nếu bạn tò mò về nghi lễ Then của người Tày ở Hà Giang, bạn có thể xem tại đây nhé!
So sánh giữa tour ghép Hà Giang và đi tự túc?
Đi du lịch Hà Giang tự túc
Ưu điểm: tự do, thoải mái, tiết kiệm hơn nếu đi bằng xe máy
Nhược điểm:
Bạn cần biết lái xe máy
Đường Hà Giang nhiều đèo dốc khó đi.
Đường dài cần sức khỏe tốt.
Chi phí không chênh nhau nhiều
Đi du lịch Hà Giang theo tour ghép
Ưu điểm:
Chi phí hợp lý
Có hướng dẫn thuyết minh, dễ dàng cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa
Chỉ việc ngồi trên xe ngắm cảnh
Thông tin cô đọng, súc tích
Cơ hội quen bạn bè mới cùng đoàn
Nhược điểm:
Người say xe sẽ vất vả vì đường nhiều đèo dốc
Đi theo lịch trình có sẵn
Ghép đoàn cùng người lạ
Nếu đi để trải nghiệm, quan sát, tìm hiểu bạn nên đi theo dạng tour ghép như hành trình bên trên của Việt Anh. Để có thể tìm hiểu được những thông tin mà đi du lịch tự túc khó có thể mang lại.
Nếu đi để khám phá, thích tự do, tự tin vào tay lái của mình bạn có thể tự thuê xe máy đi. Hoặc cũng có thể mua tour ghép hướng dẫn viên lái xe máy, tuy nhiên tour này chi phí sẽ cao hơn (2,980,000VNĐ/người) vì tour guide kèm người 1 – 1
Việt Anh đi tour của công ty nào?
Việt Anh đi tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm của công ty Hà Giang Trẻ (Phớn Toọc Tourist). Việt Anh đã từng đi tour ghép ở nhiều nơi, nhưng rất ấn tượng với cách làm du lịch của Hà Giang Trẻ. Đặc biệt là mảng lựa chọn hướng dẫn viên người bản địa. Một trải nghiệm thú vị mà mình không thể quên!
Bạn có thể liên hệ đặt tour qua Ms Hiền 0934.89.1988 (leader team hỗ trợ du lịch của Dulichbui24.com) để nhận được ưu đãi -100k (từ 1,980,000VNĐ còn 1,880,000VNĐ/người) nhé!
Hotline: Số điện thoại giải đáp thắc mắc trực tiếp từ Trần Việt Anh: 0969.124.980
Bạn sẽ được hỗ trợ đặt vé xe khách từ Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.
Gía tour bao gồm
Ngủ tiêu chuẩn 2 người / phòng tại Đồng Văn lẻ ngủ 3
Phòng nghỉ tạm buổi sáng tại Hà Giang
Các bữa ăn theo chương trình ( 2 bữa ăn sáng: 35k/bữa , 4 bữa ăn chính; 120k/bữa)
Xe 16, 29 chỗ suốt tuyến
Vé tham quan các điểm.
Hướng dẫn viên theo suốt tuyến.
Nước uông trên xe tiêu chuẩn người/chai/ngày
Bảo hiểm du lịch mức 20.000.000 VNĐ/người/vụ
Dịch vụ không bao gồm:
VAT
Xe giường nằm khứ hồi
Giấy phép vùng biên cho người nước ngoài ( 10$ – Bắt buộc)
Đồ uống (rượu, bia), giặt là, điện thoại, bệnh viện và các chi phí cá nhân khác.
Tiền TIP cho HDV và lái xe.
Phụ phí phòng đơn 250.000 VNĐ
Hỏi-đáp thắc mắc về tour du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm
1. Hỏi: Như Việt Anh nói xe khách có đón ở gần sân bay Nội Bài, nếu đi ít người thì xe khách có đón chị không? – Đáp: Xe có đón chị nhé! Chị đi taxi ra ngã 3 Kim Anh (cách sân bay 2km) để chờ xe tới đón nhé!
2. Hỏi: Thời điểm nào đẹp nhất để đi Hà Giang? – Đáp: Mùa nào Hà Giang cũng đẹp, nhưng có 2 mùa Xuân (trước và sau tết âm lịch – xem bài Hà Giang mùa Xuân của Việt Anh để thấy HG đẹp thế nào nhé!) và mùa hoa tam giác mạch (tháng 11 đến tháng 12) là đẹp nhất.
3. Hỏi: Mùa đông Hà Giang có lạnh không? – Đáp: Giữa đông rất lạnh! Bạn nhớ mặc áo ấm nhé! Các mùa còn lại trong năm bạn vẫn nên mang theo một chiếc áo gió.
4. Hỏi: Mình say xe có đi được không, có mệt lắm không? – Đáp: Say xe cũng hơi mệt bạn ạ, nhưng “biết đâu phong cảnh làm hết say” – trích lời bạn Tâm HDV của HGT. Lựa chọn khác nếu bạn say xe, không tự lái được xe máy là: mua tour xe máy cũng được. Tour sẽ có 1 xe + 1 hdv hướng dẫn kèm bạn, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn: 2,980,000/người
5. Hỏi: Tour này chỉ chạy mùa hoa tam giác mạch thôi hay chạy quanh năm? – Đáp: tour chạy quanh năm, 7 ngày / tuần đều có tour chị nhé!
6. Hỏi: Nếu đoàn mình đi ít người tour có ghép đoàn không? – Tour ghép chị có thể đăng ký, kể cả đi 1 mình chị nhé!
Những điều “không nên” làm khi đi du lịch Hà Giang
Không nên cho trẻ em kẹo, tiền – Nên tổ chức chương trình từ thiện có quy mô và trao tặng ở nhà trường. Tránh tình trạng trẻ em nghỉ học ở nhà xin kẹo.
Không nên mua quà của trẻ em.
Hỏi trước khi chụp hình người dân
Không xả rác bừa bãi
Không nên ăn mặc hở hang – Nên mang giày thể thao, quần áo gọn gàng khi đi du lịch Hà Giang.
Tự ý vào nhà người dân mà chưa xin phép – Nên tôn trọng phong tục tập quán địa phương.
Các tour du lịch khác ở Hà Giang
Tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm
Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm thường có ít người đi hơn tour 2 ngày 1 đêm, thường vì lý do thời gian. Với tour 3 ngày 2 đêm vẫn giữ lịch trình 2 ngày đầu như trên. Ngày thứ 3 bạn sẽ đi bộ dọc vách đá trắng Mã Pí Lèng, và thuyền trên sông Nho Quế tham quan hẻm vực Tu Sản, sau đấy tiếp tục đi làng dệt Lùng Tám và trở lại thành phố Hà Giang như lịch trình tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm.
Tour 2 ngày 1 đêm bằng xe máy
Ở cung Đồng Văn, ngoài tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm bằng xe ô tô, bạn có thể đi tour 2 ngày 1 đêm bằng xe máy.
Và một số tour nổi bật khác như:
Tour chinh phục Chiêu Lầu Thi (Việt Anh sẽ viết bài review chi tiết sau nhé!)
Tour Hoàng Su Phì mùa lúa chín (Hiện tại tour này phải chờ tới mùa nước đổ tháng 7 năm sau)
Các địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Giang
Để tìm hiểu về các địa điểm du lịch Hà Giang, bạn có thể bấm vào đây để xem bài chi tiết. Và xem video blog của Việt Anh ở bên dưới đây:
Video blog review 13 địa điểm du lịch “không thể bỏ qua” ở Hà Giang.
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết! Hẹn gặp lại bạn ở các bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch Việt Nam tiếp theo từ Việt Anh.
Chúc bạn có phút giây vui vẻ và có thêm thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể email cho Việt Anh qua: vietanh@dulichbui24.com để nhận được giải đáp về kinh nghiệm du lịch Hà Giang nói riêng, và du lịch Việt Nam nói chung!
Chào mừng bạn đến với bài viết review tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm, nằm trong series chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà Giang của blogger du lịch Trần Việt Anh.
Tìm đến bài viết này, Việt Anh chắc rằng bạn đang tò mò muốn tìm hiểu xem:
Tour du lịch Hà Giang chất lượng ra sao?
Lịch trình tour đi qua điểm đến nào, có điều gì thú vị?
Phương tiện, chỗ ăn, ở ra sao… phải không?
Nếu đây là những thắc mắc bạn cần biết, thì xin chúc mừng, bạn tìm đến đúng người rồi!
Việt Anh vừa trở về sau chuyến đi Hà Giang 7 ngày, mình đã dành 2 ngày 1 đêm để trải nghiệm tour ghép kinh điển nhất ở Hà Giang: cung khám phá Đồng Văn – Mã Pí Lèng.
Trong bài viết này Việt Anh sẽ review chi tiết về tour ghép Hà Giang 2 ngày 1 đêm và giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên nhé!
Nào! Cùng bắt đầu vào bài viết thôi!
Thông tin tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm
Kiểu tour: ghép đoàn
Phương tiện: ô tô 5 – 29 chỗ
Thời gian: 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà Giang (2 ngày 3 đêm tính từ bến xe Mỹ Đình, Hà Nội)
Chi phí: 1.980.000VNĐ (chưa bao gồm 400,000VNĐ tiền vé xe khách)
Số điện thoại đặt tour: Ms Hiền 0934.89.1988 (Miễn phí tư vấn kinh nghiệm du lịch Hà Giang 24/7)
Tour này dành cho ai?
Người chưa từng đi du lịch Hà Giang
Khả năng lái xe máy kém muốn đảm bảo an toàn trên đường
Eo hẹp về thời gian: chỉ nghỉ được 2 ngày cuối tuần
Người cao tuổi
Muốn tiết kiệm chi phí
Không thể đi du lịch tự túc…
Thông tin cơ bản bạn đã nắm được rồi. Bây giờ cùng Việt Anh lên xe, đi một vòng Hà Giang – Đồng Văn xem tour du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm có gì thú vị nhé!
Lịch trình tour ghép Hà Giang 2 ngày 1 đêm từ Hà Nội
Tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà Nội. Chuyến đi này Việt Anh không đi một mình, mà có thêm một cậu em có “tâm hồn ăn uống, yêu thích ẩm thực” – Thành Funky.
Đêm 1: Hà Nội – Hà Giang
20h hai anh em có mặt ở bến xe Mỹ Đình, xe đã được công ty đặt từ trước, chỉ việc ra xe đọc tên và số điện thoại là lên xe đi.
20h Việt Anh có mặt ở bến xe Mỹ Đình để đi xe khách Hải Vân.
Hãng xe bus Hải Vân là số 1 ở Hà Giang về chất lượng! Đủ khách là chạy, không nhồi nhét, xe đi nhanh, êm như ru, chất lượng hết ý!
Mẹo du lịch: Hiện tại để đi từ Hà Nội đến Hà Giang bạn chỉ có thể đi đường bộ bằng xe khách giường nằm hoặc xe limousine (16 chỗ ghế ngồi) nên phương án tối ưu nhất là đi xe giường nằm bạn nhé!
Tip dành cho các bạn ở miền Nam: khi bay ra Hà Nội, các bạn có thể book xe đón tại ngã 3 Kim Anh (đường vào đường cao tốc đi Hà Giang) cách sân bay Nội Bài khoảng 2km, như thế sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn không cần phải di chuyển vào bến xe Mỹ Đình (cách sân bay ~25km) nếu không có ý định ở lại Hà Nội chơi.
Với các đoàn đông các bạn có thể book trực tiếp với công ty, sẽ có xe đón bạn từ sân bay Nội Bài hoặc trung tâm Hà Nội đi Hà Giang. Tuy nhiên chi phí sẽ khác, không phải 1,980,000VNĐ/người như Việt Anh giới thiệu ở trên nhé!
Ngày 1: Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Đồng Văn
Khoảng 4h – 5h sáng xe lên đến Đồng Văn. HDV và xe công ty sẽ đón đoàn tại bến xe Hà Giang, sau đấy nhận phòng nghỉ để vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi.
Việt Anh và Thành đi cùng hai bạn người Singapore là Long Cheng và Veronica. Hai bạn hướng dẫn viên “siêu đặc biệt” là Tâm (biệt danh Heo) người C’Lao và Dính – anh chàng hiền lành vui tính người Mông.
Cả 2 bạn đều là người bản địa: đây là điểm mình rất thích trong cách làm của công ty Hà Giang Trẻ.
6h30 cả đoàn ăn sáng ở quán phở Vân Dung: ở đây có phở gà, bò, lòng gà hoặc bún, sốt vang.
Cung đường Hạnh Phúc
Ăn sáng xong xe khởi hành, đi qua cầu Gạc Bì, điểm đầu tiên của con đường Hạnh Phúc – con đường di sản, không chỉ của Hà Giang mà của cả Việt Nam đấy!
Cung đường này là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam. Dài 185km, bắt đầu từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.
Những km đầu tiên trên con đường Hạnh Phúc
Theo lời kể của Tâm, xưa kia vùng đất Hà Giang hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài vì bốn bề vây quanh bởi núi đá. Cuộc sống người dân ở bốn tỉnh Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc gặp muôn vàn khó khăn: điều kiện sống khắc nghiệt, nếu bạn đến đây sẽ thấy, khắp cao nguyên đá Đồng Văn chỉ toàn núi đá, đồng bào ở đây sinh ra trên núi đá, sống dựa vào núi đá. Mùa đông lạnh thấu xương, mùa hạ nước tưới tiêu khan hiếm, chỉ có cây ngô mới mọc được ở trên những dãy núi cao này. Xưa kia nơi đây từng là một trong những vựa thuốc phiện lớn nhất Đông Dương, long hổ tranh hùng giành quyền lực, thổ phỉ hoành hành, thế lực chống phá từ nước bạn…vv người dân chịu biết bao khổ cực.
Tới năm 1959, nhà nước quyết định mở đường, kêu gọi hơn 1000 thanh niên xung phong ở 6 tỉnh Việt Bắc, Nam Định, Hải Dương, cùng chung sức có hơn 1200 đồng bào, trong 6 năm, tốn hơn 2,9000,000 ngày công, 900,000 tấn thuốc nổ để xây nên cung đường này.
Khi nghe Tâm kể: ngày xưa không có máy móc hiện đại như bây giờ, tất cả đều là công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xà beng…vv người ta phải dùng mìn phá núi, mở từng centimet đường.
Bao khó khăn, gian khó, biết bao mồ hô, xương máu đã đổ xuống để nhân dân bốn huyện vùng cao ở Hà Giang có được con đường lưu thông. Và khách du lịch có cung đường đẹp hơn cả trong tưởng tượng.
Qua dốc Bắc Sum đến cổng trời Quản Bạ
Qua những khúc cua đầu tiên mình cảm thấy hơi choáng, dù bình thường mình rất khỏe. Tuy nhiên cảnh bên đường bắt đầu đẹp, có khúc bên đường là những ngôi nhà người Tày nằm giữa đồng lúa, sau lưng là dãy núi cao. Có khúc một bên là vách đá, một bên là dòng sông xanh, có lúc sông cạn thành con suối nhỏ. Anh em trên xe đùa nhau, hôm nay được ăn đặc sản Hà Giang: “bánh đa CUA” (ý nói những khúc cua liên tục).
Con dốc dài đầu tiên là dốc Bắc Sum – một trong những con dốc rất nổi tiếng ở Hà Giang. Thanh niên xung phong mở đường ngày xưa có câu “Dốc Bắc Sum – Hùm Cán Tỷ – Phỉ Đồng Văn”. Con dốc này dài 7km, nổi tiếng quanh co và… có nhiều muỗi. Cảnh nhìn từ trên xuống tuyệt đẹp! Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp những biển mây trắng ở đây.
Nếu một ngày nào đấy may mắn bạn sẽ được thấy biển mây ở dốc Bắc Sum.
Qua dốc Bắc Sum tới xã Quyết Tiến, một trong những vựa rau của Hà Giang. Qua xã Quyết Tiến là Cổng Trời Quản Bạ, cả xe dừng nghỉ tại đây. Tâm kể : “Ngày xưa ở cổng trời có cánh cổng bằng gỗ dày 15cm, ngăn cách 4 huyện vùng cao với thế giới bên ngoài”.
Đứng ở cổng trời Quản Bạ nhìn xuống phía dưới là thung lũng mênh mông đồi núi nhấp nhô. Bọn mình mua một đĩa hồng không hạt đặc sản Hà Giang rồi chia nhau ăn.
Góc nhìn từ quán cafe trên cổng trời Quản Bạ
Núi đôi Cô Tiên
Rời cổng trời, cả đoàn đi xuống điểm ngắm toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao để chiêm ngưỡng một tuyệt tác từ thiên nhiên: núi đôi Cô Tiên (hay còn gọi là núi đôi Quản Bạ). Đi qua Quản Bạ nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên được nghe về sự tích núi đôi Cô Tiên, qua giọng kể đậm chất vùng cao của cô bé người C’Lao.
Tâm kể thế này: thưở xưa, ở đất Quản Bạ ngày nay có một chàng trai người Mông, tiếng khèn lá của chàng róc rách như tiếng suối chảy, xào xạc như tiếng lá cây rừng – chàng trai ấy khiến cô tiên nữ say mê. Họ cưới nhau và có một người con Ngọc Hoàng phát hiện và bắt nàng về trời. Nàng vì thương con nhỏ khát sữa mẹ nên để lại bầu ngực của mình. Chuyện thần tiên với mô tuýp quen thuộc là thế mà qua giọng kể cô hướng dẫn viên người C’Lao nghe hợp tình, hợp lý đến lạ!
Tâm kể tiếp : “Truyền thuyết là truyền thuyết, tuy nhiên có điều lạ là nguồn nước ở Quản Bạ rất tốt, nơi khác một năm chỉ trồng một vụ ngô, ở đây một năm có thể gieo ba vụ, lá lúc nào cũng xanh um”. Mình gật gù, bao lần qua đây mà giờ mới biết!
Núi đôi Quản Bạ
Cái đẹp tương phản
Chia tay với Quản Bạ, cả đoàn đi tiếp qua Yên Minh, lần này đi bằng đường tắt rút ngắn hơn 20km, cũng là con đường mình chưa đi, đứng ở đây có thể nhìn xuống toàn cảnh sông Miện, Hà Giang đã đi bao lần mà vẫn có những con đường mới, những góc nhìn mới, càng lên cao càng đẹp. Và càng lên cao, cuộc sống của người dân càng khắc nghiệt, trên những ngọn núi đá kia thấp thoáng dáng nhà người Mông.
Mình hỏi Dính : “Sao người Mông các em lại sống ở trên những dãy núi cao?”.
Dính kể : “Xưa kia người Mông chúng em sống ở đất Trung Quốc bây giờ, do bị người Hàn đuối đánh, khổ cực quá nên chạy di cư đến đây. Khi chạy trốn, Vua người Mông khi ấy dặn con cháu tìm nơi núi cao vắng người mà trốn. Kể từ đấy người Mông chỉ làm nhà trên những dãy núi cao.”
Người Mông không chỉ có ở Việt Nam, mà còn phân bố ở cả phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar…vv Đặc điểm chung là hiếu khách, hào sảng, đàn ông chơi khèn giỏi, phụ nữ giỏi dệt lanh, thêu thổ cẩm…
Cảnh trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh trên con đường mới mở, tiết kiệm đc 22km, cảnh siêu đẹp!
Dốc Thẩm Mã
Những câu chuyện dọc đường từ Hà Giang đi Đồng Văn chỉ toàn là những câu hỏi về phong tục, văn hóa, từ người C’Lao, người Mông, cho tới cả người Dao. Nào là câu chuyện vì sao người Mông không ăn tim động vật, thế nào mới thực sự là người đàn ông Mông, vì sao phải uống rượu, tục lệ cưới xin giờ thế nào, có còn bắt vợ không… vân vân và vân vân. Lần này mình gặp được Tâm và Dính đúng người, tìm hiểu thêm được bao điều hay về văn hóa vùng cao. Bạn muốn biết chắc phải đợi mua tour, rồi đi tour mới biết hết được, chứ dài dòng Việt Anh không tiện kể ở đây.
Điểm dừng chân cuối cùng trước bữa trưa là dốc Thẩm Mã, một trong những con dốc đẹp nhất ở Hà Giang. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống là những con đường ngoằn nghèo, uốn lượn. Chào mừng đến với cánh cửa dẫn vào miền đá Đồng Văn. Con dốc này là nơi người Mông thử sức ngựa. Con ngựa nào leo lên đỉnh dốc còn sống giữ lại nuôi, còn nào yếu không lên được thì đem thịt làm chảo thắng cố. Góc này là góc “kinh điển” ở Hà Giang rồi. Đẹp không có gì để tả nữa. Và bất cứ ai đi Hà Giang không thể không dừng lại ở đây để chụp ảnh.
Một chuyện không tích cực mà vẫn cần chia sẻ, là việc bọn trẻ con nghỉ học ở nhà ra đây để chờ du khách tới cho kẹo. Mìn với Tâm gặp một anh đi ô tô cho kẹo ra nói luôn với anh, anh nói lần sau không làm thế. Mà một ngày biết bao đoàn đến, vỏ bánh kẹo vất đầy dưới khe núi… Hy vọng bạn đọc bài viết này nhớ rằng không nên mua kẹo cho trẻ em vùng cao, nếu làm từ thiện hãy tổ chức chương trình tới tận trường tặng, hoặc gửi gắm các tổ chức nếu không có điều kiện đi.
Mọi người không nên cho tiền và kẹo trẻ em vùng cao đâu nhé!
Trưa cả đoàn dùng cơm ở Phố Cáo, quán cơm của anh phó chủ tịch xã xây nên sạch sẽ, khang trang và đồ ăn thì ngon sạch bổ rẻ hết ý.
Có món gà chạy đồi, lợn đen, ngọn đậu Hà Lan, rau cải Mèo chấm trứng – nhưng ngon nhất là món bò tái xào ớt, tuyệt vời ông mặt trời!
Bữa cơm vùng cao ngon tuyệt cú mèo!
Nhà của Pao, tiếng khèn và những chàng trai Mông
Kết thúc bữa trưa cả đoàn qua dốc Chín Khoanh, xuôi xuống một trong những thung lũng thơ mộng nhất Đông Văn – thung lũng Sủng Là, nơi có ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao”.
Bình thường, đoàn sẽ qua đây nhanh, nhưng hôm ấy hoa tam giác mạch vừa nở, con đường nhỏ dẫn vào thôn Lũng Cẩm cũng nhộn nhịp hơn. Lần vào thăm nhà của Pao này không nhớ là lần thứ mấy, nhưng lại là lần đầu tiên mình biết ngôi nhà này của một người tướng tài được trọng dụng nhất của vua Mèo – bố của bác Mùa Sính Già, một người quen của mình.
Tới hôm đi tour mới để ý ngôi nhà này có cột đá tạc hình cách điệu của cây thuốc phiện . Cột đá này được đặt từ tận Trung Quốc chuyển về. Qua bao nhiêu năm vẫn còn bóng. Tại sao cột lại bóng thế mình sẽ nói sau. Chỉ biết rằng xưa kia, thung lũng Sủng Là là một trong những vựa thuốc phiện lớn nhất của vua Mèo, vì nó nằm giữa hai dinh thự của ông là Sà Phìn và cửa khẩu Phó Bảng.
Cây cột nhà có trang trí họa tiết cây hoa anh túc trong nhà của Pao
Mình vào nhà chào bác Già (hay Giàng), hai bác cháu nhận ra nhau bắt tay, uống rượu. Lúc đấy tiếng khèn của Dính vừa ngân lên trong gian phòng khách nhỏ. Tiếng khèn Dính hay quá, mình động viên bác Giàng thổi, bác già rồi, uống nhiều rượu, năm mấy mà nhìn như sáu mấy, bảy mấy, bác thổi không ra hơi, thế là đi lôi xềnh xệch cậu con trai mới học cấp hai về bắt thổi khèn cho mọi người nghe.
Bác Giàng đang chơi khèn cho mọi người nghe. Quý lắm một người đàn ông Mông mới chơi khèn cho bạn nghe đấy nhé!
Thằng bé phần vì ngại, phần vì đang đi chơi bị bắt về mặt ngắn tũn lại, ngồi thồi hết một bài, bác Giàng đi qua mắng “Đứng dậy thổi, không được ngại” – Một chàng trai Mông, như mình biết, nếu không chơi khèn, không uống rượu – không phải con trai Mông. Mà chơi khèn phải kèm cả nhảy, tiếng khèn đưa bước chân, từng nhịp, từng nhịp, cô gái Mông mặc xáy xòe đứng cạnh múa ô… thế mới đủ điệu. Ấy thế mà thằng bé lại ngồi, bị bố nó mắng!
Nhà của Pao là kiểu nhà trình tường (nhà đất) đặc trưng ở vùng cao nguyên đá Hà Giang. (Ảnh: du lịch Hà Giang 2 ngày 1 đêm)
Dinh họ Vương, dinh thự 1500 tỷ của Vua Mèo
Uống cạn chén rượu cũng là lúc cả đoàn tiếp tục lên đường, chia tay ngôi nhà của vị tướng đến với vương phủ của ông Vua Mèo khét tiếng 4 huyện miền núi phía Bắc – Vương Chính Đức.
Một công trình nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị giữa thủ phủ cao nguyên đá – dinh thự ông Vua người Mông, trùm sở hữu kho thuốc lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Một trong những nhân vật đặc biệt nhất của cao nguyên đá thời bấy giờ. Một lần nữa bắt gặp những cột trụ bằng đá có họa tiết hình cây hoa anh túc. Bạn có biết cột trụ này được đánh bóng bằng 900,000 đồng bạc trắng, tương đương với 1 tỷ tiền bây giờ…
Ngôi nhà này còn nhiều chi tiết thú vị mà chỉ khi đi tour nghe thuyết minh mới hiểu hết được, Việt Anh sẽ không kể thêm mà để dành cho các bạn tour guide nhé!
Tấm bảng ghi chữ “Biên chính khải phong” do vua Khải Định tặng Vua Mèo Vương Chính Đức và các họa tiết trang trí hình cây hoa anh túc cho thấy cây thuốc phiện rất quan trọng với chủ nhà. (Ảnh: lịch trình du lịch Hà Giang)
Cột cờ Lũng Cú – từ nơi ngọn gió về nơi đầu sóng
Điểm tham quan cuối cùng là nơi “địa đầu tổ quốc” mà người ta vẫn nói – cực Bắc, nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ hình chữ S Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú đơn giản là nơi bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Giang.
Tâm và Thành chụp kỷ niệm trên cột cờ Lũng Cú
Ông chủ quán cơm Hải Hiền :”cứ gọi là Oke!”
Buổi tối về Đồng Văn, cả đoàn nhận phòng ở khách sạn Lâm Tùng: sạch sẽ, đẹp, giá cả phải chăng, sau đấy di chuyển ra quán ăn. Tối nay sẽ ăn món lẩu gà đen, đặc sản của quán Hải Hiền.
Đến Hà Giang đám “gà công nghiệp” như mình khoái nhất được ăn rau cải mèo sạch, thịt gà đồi sạch, thịt lợn đen sạch, uống rượu ngô men lá và cười khoái trá với bạn bè suốt cả buổi, trong tiết trời se se lạnh ở phố cổ Đồng Văn.
Đấy! Cả buổi tối ngồi uống rượu, chúc nhau, cảm ơn nhau, mấy người xa lạ giờ đã thành thân quen. Cuối cùng là màn giao lưu cùng ông chủ – anh Hải “cứ gọi là ô kê!” luôn toe toét. Cả quán chật kín khách, chủ yếu là khách nước ngoài, ai làm ngành dịch vụ đến ăn quán anh Hải sẽ học hỏi được nhiều điều hay ho từ ông chủ quán dễ thương, tinh tế này.
Cả đoàn chụp cùng anh Hải, chủ quán Hải Hiền – một người rất thú vị. Ai làm ngành dịch vụ sẽ học hỏi được nhiều điều “hay ho” từ anh.
Ngày đầu tiên kết thúc sau bữa tối, cả đoàn hẹn nhau sáng mai leo lên Đồn Cao ngắm bình minh…
Ngày 2: Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Yên Minh – Hà Giang
Dậy sớm, ngắm Đồng Văn từ trên cao
Hôm qua hẹn nhau 6h có mặt, 5h45 mình với Thành xuống sảnh chưa thấy ai, đói quá chạy ra quán bà Bích ở phố cổ mua cho mỗi người một gói xôi ngũ sắc ăn. Xôi nóng, thơm ấm lòng. Mấy người đi bộ lên đồn cao, ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn từ trên cao. Đi Đồng Văn bao nhiêu lần mà lần này mới chịu leo lên đây, đúng là lười!
Cả nhóm dậy sớm đi bộ lên Đồn Cao ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn
Cảnh ở trên Đồn Cao nhìn xuống thị trấn đẹp mê ly! Đúng là Hà Giang, góc nào cũng đẹp.
Ăn bánh cuốn trứng
Sau màn leo bộ cả đoàn về ăn bánh cuốn trứng – món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Giang. Bánh cuốn phổ cổ Đồng Văn khác với bánh cuốn dưới xuôi là chấm với nước xương hầm chứ không chấm mắm. Ăn vị nhạt, nhưng đậm nét đặc trưng riêng.
Món bánh cuốn trứng chấm nước xương hầm và giò là cách ăn phổ biến ở vùng Đông Bắc. Nếu không ăn hành bạn có thể dặn chủ quán không cho hành vào nước chấm nhé! Hoặc bạn cũng có thể ăn với mắm!
Chiêm ngưỡng đèo Mã Pì Lèng
Ăn sáng xong anh Phương lái xe đến đón cả đoàn đi đèo Mã Pí Lèng – một trong những con đèo đẹp nhất Việt Nam. Mình qua đây nhiều lần, xe máy có, xe đạp có, ô tô có… góc nào cũng đẹp. Chẳng biết dùng từ nào để mô tả hết được vẻ đẹp ở đây. Chỉ có thực sự đặt chân đến mới cảm nhận được thiên nhiên hùng vỹ đến nhường nào. Và sức sống của con người mãnh liệt ra sao!
Bạn còn nhớ câu chuyện xây đường Hạnh Phúc chứ? Riêng khúc đèo Mã Pì Lèng này, khi đi bạn sẽ thấy, treo leo, hiểm trở ra sao. Phải mất hơn 2 năm người ta mới hoàn thành đoạn đường qua con đèo này. Dụng cụ hoàn toàn thủ công… ngoài sức tưởng tượng!
Một góc đèo Mã Pí Lèng, phía tay trái là vực hẻm Tu Sản, ngọn núi chính giữa là xã biên giới Thượng Phùng – Sín Cái thuộc địa phận Việt Nam bạn nhé!
Chợ phiên Sà Phìn
Rời đèo Mã Pì Lèng, như mọi khi xe sẽ qua Mèo Vạc về lại Yên Minh, nhưng lần này do đường đang sửa nên cả đoàn quay ngược lại đường cũ, vô tình gặp đúng ngày chợ phiên Sà Phìn.
Chợ phiên vùng cao họp một tuần một lần, thường vào thứ 7 hoặc Chủ Nhật, riêng chợ Sà Phìn (cùng một số chợ khác) họp lùi, hôm nay thứ 6, tuần sau thứ 5, cứ thế lùi. Nên may mắn lắm mới gặp chợ. Số chúng mình đúng là may.
Hai người bạn “không bình thường” trong chợ phiên, chú này mình từng gặp ở nhà của Pao.
Chợ vùng cao là một nét đẹp văn hóa ở cao nguyên đá, chợ là nơi bà con mang nông sản tới trao đổi, sau một tuần lao động vất vả, phụ nữ đàn ông diện bộ quần áo đẹp nhất đi chợ, gặp nhau uống chén rượu, ăn bát phở, mua cái quốc, cái liềm, hạt giống…vv Mình thấy chợ phiên như một ngày lễ, ngày mọi người dành để nghỉ ngơi, ở vùng nông thôn dưới xuôi còn một số nơi vẫn giữ được chợ phiên.
Cả nhóm đi quanh chợ tham quan. Dính dắt hai bạn người Singapore đi một vòng để nhìn, để nghe, để ngửi, để nếm thử cái hương vị một phiên chợ của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam. Nhà Dính cũng gần đấy, nhưng hôm nay đi chợ, em không gặp người nhà.
Cô gái C’Lao trong trang phục hiện đại và người phụ nữ Mông với trang phục truyền thống.
Ăn trưa tại Yên Minh
Buổi trưa cả đoàn dừng chân ở Yên Minh, ăn bữa trưa ngon tuyệt. Vẫn là những món ăn đặc sản ở vùng cao quen thuộc. Yên tâm là sạch và rất ngon!
Làng dệt vải lanh Lùng Tám
Điểm tham quan cuối cùng là một trong những điểm nhấn về văn hóa trong suốt hành trình: làng dệt vải lanh Lùng Tám. Phụ nữ Mông không biết trồng lanh, dệt vải thì chưa trưởng thành.
Chị nhóm trưởng ở xưởng giới thiệu cho mọi người cách trồng lanh, tách sợi lanh, đun qua nước tro, nối, se cuộn, se sợi, dệt vải, nhuộm tràm, vẽ sáp ong, giặt, nhuộm, nấu nước sôi cho bong sáp ong, lăn qua đá tạo độ bóng, may thành sản phẩm…vv và vv.
Người phụ nữ Mông đang se sợi lanh, sau đấy cô sẽ cho vào luộc trong chảo nước tro để sợi lanh chuyển thành màu trắng, rồi đen se sợi, dệt vải, vẽ sáp ong, nhuộm tràm, may váy áo… Để làm ra một sản phẩm người phụ nữ Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn! Vì lý do đấy mà giá thành sản phẩm từ vải lanh luôn cao (vì được làm 100% thủ công).
Bữa tối tại nhà sàn người Tày
Hành trình kết thúc, chuyến xe đưa cả đoàn về lại thành phố, bên ngoài ô cửa kính là nhấp nhô sóng núi, từng lớp, từng mảng đan xen nhau. Đẹp! Mê hồn người!
Buổi tối cả đoàn ăn cơm trong một gia đình người Tày ở cách trung tâm Hà Giang không xa. Những món đặc sản ngon nhất được bày ra, anh em tay bắt mặt mừng, uống chén cảm ơn nhau vì một chuyến đi nhiều bài học hay. Cô chủ nhà cũng lên góp vui một điệu hát Then của người Tày. Ai cũng say, say vì cảnh đẹp, say vì tình người.
Cuối cùng, đáng lẽ khách sẽ chuẩn bị lên xe khách, nhưng đoàn này đặc biệt, không ai về Hà Nội mà ở lại Hà Giang thêm ngày, nên cứ ăn uống thoải mái. Sau cùng, cả đoàn đi ăn cháo ấu tẩu, giải rượu, rồi hành trình nào cũng phải đến lúc chia tay.
Với Việt Anh, đây là một chuyến đi đặt biệt, mình nhìn ngắm mảnh đất thân quen ở một góc nhìn khác. Khi mình ở tâm thế đi để quan sát, đi để học hỏi những điều hay lẽ phải… cứ thế mở rộng tầm mắt, mở cửa trái tim sẽ đón nhận được biết bao nhiêu là điều thú vị, mới mẻ.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn!”
Nếu bạn tò mò về nghi lễ Then của người Tày ở Hà Giang, bạn có thể xem tại đây nhé!
Nên đi tour ghép hay đi tự túc?
Nếu đi để trải nghiệm, quan sát, tìm hiểu bạn nên đi theo dạng tour ghép như hành trình bên trên của Việt Anh. Để có thể tìm hiểu được những thông tin mà đi du lịch tự túc khó có thể mang lại.
Nếu đi để khám phá, thích tự do, tự tin vào tay lái của mình bạn có thể tự thuê xe máy đi. Hoặc cũng có thể mua tour ghép xe máy…
Rất nhiều sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn!
Việt Anh đi tour của công ty nào?
Việt Anh đi tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm của công ty Hà Giang Trẻ (Phớn Toọc Tourist). Việt Anh đã từng đi tour ghép ở nhiều nơi, nhưng rất ấn tượng với cách làm du lịch của Hà Giang Trẻ. Đặc biệt là mảng lựa chọn hướng dẫn viên người bản địa. Một trải nghiệm thú vị mà mình không thể quên!
Bạn có thể liên hệ đặt tour qua Ms Hiền 0934.89.1988 (leader team hỗ trợ du lịch của Dulichbui24.com) để nhận được ưu đãi -100k (từ 1,980,000VNĐ còn 1,880,000VNĐ/người) nhé!
Những điều “không nên” làm khi đi du lịch Hà Giang
Không nên cho trẻ em kẹo, tiền – Nên tổ chức chương trình từ thiện có quy mô và trao tặng ở nhà trường. Tránh tình trạng trẻ em nghỉ học ở nhà xin kẹo.
Không nên mua quà của trẻ em.
Hỏi trước khi chụp hình người dân
Không xả rác bừa bãi
Không nên ăn mặc hở hang – Nên mang giày thể thao, quần áo gọn gàng khi đi du lịch Hà Giang.
Tự ý vào nhà người dân mà chưa xin phép – Nên tôn trọng phong tục tập quán địa phương.
Các tour du lịch khác ở Hà Giang
Ở cung Đồng Văn, ngoài tour Hà Giang 2 ngày 1 đêm bằng xe ô tô, bạn có thể đi tour 2 ngày 1 đêm bằng xe máy. Và một số tour nổi bật khác như:
Tour chinh phục Chiêu Lầu Thi (Việt Anh sẽ viết bài review chi tiết sau nhé!)
Tour Hoàng Su Phì mùa lúa chín (Hiện tại tour này phải chờ tới mùa nước đổ tháng 7 năm sau)
Các địa điểm du lịch Hà Giang
Để tìm hiểu về các địa điểm du lịch Hà Giang, bạn có thể bấm vào đây để xem bài chi tiết. Và xem video blog của Việt Anh ở bên dưới đây:
Video blog review 13 địa điểm du lịch “không thể bỏ qua” ở Hà Giang.
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc bài viết! Hẹn gặp lại bạn ở các bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch Việt Nam tiếp theo từ Việt Anh.
Chúc bạn có phút giây vui vẻ và có thêm thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể email cho Việt Anh qua: vietanh@dulichbui24.com để nhận được giải đáp về kinh nghiệm du lịch Hà Giang nói riêng, và du lịch Việt Nam nói chung!
Trong bài viết này Việt Anh sẽ review với bạn về tour Cù Lao Chàm 1 ngày giá rẻ, với trải nghiệm tham qua đảo và lặn ngắm san hô – xem tour du lịch Cù Lao Chàm1 ngày có gì hấp dẫn nhé!
Đảo Cù Lao Chàm ở đâu?
Đảo Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An. Hòn đảo này nằm cách trung tâm phố cổ Hội An 27km về phía Đông, các thành phố Đà Nẵng 47km.
Đây là góc chụp ảnh so deep dành cho các bạn trẻ trên đảo Cù Lao Chàm
Đứng ở Đà Nẵng bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy đảo Cù Lao Chàm.
Tại sao lại có tên gọi Cù Lao Chàm?
Ý nghĩa tên gọi Cù Lao Chàm bắt nguồn từ cách gọi địa phương, Cù Lao là danh từ để chỉ những hòn đảo nằm ở cửa sông. Còn từ Chàm ý nói hòn đảo này trước kia có người Chăm sinh sống.
Sau khi Huyền Trân công chúa thời nhà Trần lấy vua Chế Mân, vua dâng Châu Ô, Châu Lý (từ Quảng Bình vào Quảng Nam) cho vua Trần Anh Tông. Từ đấy đất vùng đất này thuộc về Đại Việt.
Có những tour ngắm san hô nào ở Cù Lao Chàm
Hiện tại, trên đảo Cù Lao Chàm chỉ có 3 tour lặn ngắm san hô:
Tour cơ bản: dành cho tất cả mọi người là tour Cù Lao Chàm 1 ngày lặn snorkeling (mặt nạ ống thở không bình khí). Giá 560,000VNĐ/1 người lớn và 265,000VNĐ/1 trẻ em từ 4-9 tuổi, dưới 3 tuổi 100,000VNĐ/bé.
Tour đi bộ dưới biển: cao cấp hơn, trải nghiệm thú vị hơn là cho cá ăn và lặn ngắm san hô: 1,350,000VNĐ/người
Tour scuba diving: tour này độ khó cao nhất, chi phí: 1,750,000VNĐ/người. Bạn có thể tham gia dù chưa có bằng lặn, chi phí trên đã bao gồm người hướng dẫn, thiết bị lặn.
Trong bài viết này Việt Anh sẽ review chi tiết tour Cù Lao Chàm 1 ngàytừ Đà Nẵng lặn ngắm san hô (snorkeling) nhé! Hai tour còn lại mình sẽ review ở một bài viết khác.
Việt Anh mua tour Cù Lao Chàm 1 ngày ở đâu?
Tour Cù Lao Chàm Việt Anh mua từ Đà Nẵng, giá tour 590,000VNĐ/người, đã bao gồm:
Xe đưa đón tại cửa khách sạn
Vé tàu cao tốc, vé các điểm tham quan trên đảo
Ăn trưa, nước uống, hướng dẫn viên
Phí lặn snorkeling và các thiết bị lặn (snorkeling là kiểu lặn với ổng thở bằng nhựa ở trên mặt nước, với kiểu lặn này bạn không thể xuống được sâu, chỉ có thể ngắm san hô từ trên mặt nước – đừng nhầm với lặn bằng bình khí nhé!)
Nếu bạn đi gia đình có trẻ nhỏ từ 4-9 tuổi, giá bằng 50% người lớn. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, tính phí 100,000VNĐ/bé.
Công ty Việt Anh đặt tour: Việt Anh đặt tour của Công ty tư vấn lữ hành và du lịch Châu Á – Hotline đặt tour: 0905.034.893 – 0904.851.888
Lưu ý về giá rẻ: chất lượng tour tùy thuộc vào giá cả. Nhiều công ty tổ chức tour Cù Lao Chàm giá rẻ, cắt giảm thời gian, chương trình (Việt Anh đã từng đi test ít nhất 3 công ty và khuyên bạn không nên ham giá rẻ)
Lịch trình tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày
7h15 – 7h30: xe của công ty tour đón mình tại khách sạn, lên đường đi Cù Lao Chàm.
7h45: xe khởi hành từ Đà Nẵng đi qua con đường 5 tới cảng Cửa Đại.
Đi tàu cao tốc ra đảo Cù Lao Chàm cũng là một trải nghiệm thú vị, các bác tài đôi khi biểu diễn tài lạng lách đánh võng trên biển để cho du khách nào yếu tim cảm thấy “mạo hiểm”
8h30: xe tới cảng Cửa Đại, mọi người vào chờ để hướng dẫn viên đăng ký thông tin của hành khác với bộ đội biên phòng trước khi xuống tàu cao tốc để lên đảo.
8h45: lên tàu cao tốc ra đảo, đi cano mất khoảng 20 phút là ra tới đảo.
9h: đến đảo Cù Lao Chàm, mình theo bạn hướng dẫn viên đi tham quan giếng cổ Chăm-pa hơn 600 năm để tìm hiểu về lịch sử đảo Cù Lao Chàm.
Cả đoàn đi thăm quan giếng cổ Chăm-pa hơn 600 năm tuổi, đây là giếng nước ngọt cung cấp nước cho cả đảo. Người Chăm-pa xưa rất giỏi trong việc tìm ra các mạch nước ngầm, tuy giếng gần biển nhưng nước rất ngọt.
Sau đấy cả đoàn đi bộ ra chùa Hải Tạng, ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi và tìm hiểu những câu chuyện lịch sử hình thành chùa.
Chùa Hải Tạng, ngôi chùa người Việt cổ nhất trên đảo.
Tiếp đến cả đoàn đi bộ đến nhà trưng bày các loài sinh vật nằm trong khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
Tham quan khu bảo tồn dự trữ sinh quyền Cù Lao Chàm
Trong bảo tàng có trưng bày rất nhiều mẫu sinh vật biển nằm trong khu dự trữ sinh quyền Cù Lao Chàm
10h30: cả đoàn rời bãi Làng, lên cano đi bãi Ông, đây là bãi biển đẹp nhất ở Cù Lao Chàm. Ở đây có hàng dừa xanh, cát trắng. Cả đoàn sẽ thay quần áo và tiếp tục lên cano để di chuyển đến bãi lặn ngắm san hô (snorkeling).
Bãi lặn ngắm san hô nằm ở hòn Dài – một hòn đảo nhỏ thuộc đảo Cù Lao Chàm
Không biết bơi cũng lặn được nhé! Khi lặn ngắm san hô bạn bắt buộc phải mặc áo phao, bạn được cấp cho một cái kính lặn để có thể nhìn rõ ở dưới nước. Kính này có tác dụng phóng đại, nên nhìn cách xa 1m mà như ngay trước mắt.
Bạn thấy san hô ở dưới chân mình không?
San hô trong tour cù lao chàm 1 ngày
Có khúc nước đục và sâu nhìn thấy được san hô từ xa
San hô còn tùy vào từng ngày nước trong hay đục, mình đi may mắn nước cũng không quá đục nên có thể nhìn rõ san hô.
Mẹo: để ngắm được san hô bạn chịu khó di chuyển ra vùng nước sâu (khu vực quanh cano đậu chứ đừng bơi sát vào bờ.
12h: sau khi bơi lội, ngắm san hô xong cả đoàn lên lại cano và về bãi Ông ăn trưa.
Phần ăn trưa trong tour Cù Lao Chàm 1 ngày đây
Nơi mọi người có thể nghỉ trưa trên đảo Cù Lao Chàm
Toàn cảnh bãi Ông đây mọi người nhé!
Sau khi ăn trưa bạn có thể nghỉ ngơi ở ghế trên bãi Ông hoặc đi bộ quanh bãi chụp ảnh.
Mẹo: ở bãi Ông có góc cây cầu gỗ chụp ảnh rất đẹp.
14h: cả đoàn lên cano về lại đất liền.
ra cầu cảng, lên tàu cao tốc chuẩn bị về lại đất liền
15h30: xe khách đưa mình về lại khách sạn, kết thúc tour Cù Lao Chàm 1 ngày.
Lưu ý trước khi đi tour Cù Lao Chàm 1 ngày giá rẻ
Không biết bơi có thể đi lặn ngắm san hô được không? Câu trả lời là được, vì đã có áo phao và hướng dẫn viên quan sát trên bờ rồi, bạn yên tâm nhé!
Bạn nên mang theo mũ, nón và kem chống nắng
Mang theo đồ bơi, khăn tắm, quần áo thay và dầu gội
Nên đi dép thấp, tốt nhất là loại dép không thấm nước
Mang theo máy ảnh có thể chụp dưới nước, hoặc chuẩn bị túi chống nước cho điện thoại
Trẻ em dưới 5 tuổi, người có bệnh tim mạch không nên tham gia trải nghiệm lặn biển
Trên đảo Cù Lao Chàm bạn không được sử dụng túi nylong
Hướng dẫn đi du lịch Cù Lao Chàm tự túc
Nếu bạn thích chủ động, có nhiều thời gian để đi chơi và khám phá đảo hơn, bạn có thể đi du lịch tự túc và ở lại qua đêm.
Bà Nà Hill có gì chơi? Trong bài kinh nghiệm du lịch Bà Nà Hill Việt Anh đã giới thiệu với bạn về các địa điểm tham quan, lần này mình sẽ review về các trò chơi ởBà Nà Hill nhé!
Ở Bà Nà Hill chỉ có một khu vui chơi duy nhất nằm trên làng Pháp. Trò chơi chủ yếu phục vụ cho người lớn và trẻ em. Được chia ra làm các trò cảm giác mạnh, phưu lưu mạo hiểm, trò chơi kỹ năng và trò chơi dành cho trẻ em.
Trò chơi cảm giác mạnh
Đượt trượt siêu tốc
Đây là trò mình thích nhất ở Bà Nà Hill. Trò này thích hợp với các bạn trẻ. Bạn sẽ ngồi lên một chiếc xe và trượt theo đường trượt máng từ trên núi xuống.
Trò này xếp hàng lâu nhất nên bạn lưu ý tới sớm xếp hàng chơi luôn trò này rồi chơi các trò khác sau nhé!
Đường trượt siêu tốc ở Bà Nà Hills
Tháp rơi tự do
Bạn sẽ ngồi vào một chiếc ghế, sau đấy bạn được đưa lên độ cao 29m rồi cứ thế rơi tự do, đi lên, rơi tự do, đi lên, rơi tự do. Trò này sợ nhất là cảm giác không trọng lượng. Nhưng chơi xong đã!
Video mình chơi trò tháp rơi tự do đâyyyy
Đu quay siêu tốc
Trò này bạn cũng ngồi lên một chiếc ghế, đai an toàn khóa, rồi nó quay bạn bay khắp không trung, từ chậm tới nhanh, nhanh tới rất nhanh, sợ, nói chung là sợ! Lần đấy chơi xong chóng hết cả mặt!
Leo núi mạo hiểm
Trò này giống như những trò leo núi nhân tạo khác, bạn leo lên vách núi đá cao ~30m, xếp hàng trò này nhanh nên bạn có thể chơi ngay sau khi chơi trò đường trượt siêu tốc.
Trò leo núi tự do (Ảnh Sun World)
Trò này nằm ngay cạnh trò tháp rơi tự do.
Ngôi nhà kinh dị
Là nhà ma thôi mà 😦 Một thanh niên sợ bóng tối cho hay :))
Miền Tây hoang dã (game 5D)
Đây là thể loại game nhập vai, bạn sẽ đeo kính 5D, hóa thân làm chàng cao bồi miền Tây, rút súng bắn nhau. Trò này thích hợp với các bạn trẻ.
Trò chơi nhẹ nhàng (trẻ em và người lớn)
Công viên kỷ Jura
Công viên khủng long, thích hợp với các bạn nhỏ đi khám phá.
Cối xay gió
Trò này giống như các trò chơi khác ở trong công viên.
Anh hùng cứu hỏa
Một kiểu tàu hỏa.
Nhà thám hiểm tí hon
Khu vui chơi dành cho các bạn nhỏ dưới 5 tuổi.
Đu quay “80 ngày vòng quanh thế giới”
Nào cùng nhau đi vòng quanh thế giới!
Rồng rắn lên mây
Cũng là một kiểu tàu hỏa.
Đu quay dưới đại dương
Trò đu quay này thích hợp với các bạn nhỏ xíu!
Khu vườn thần tiên
Trò này cũng dành cho gia đình có thành viên nhí.
Cuộc du hành vào lòng đất
Trò này chơi được cả gia đình.
Bảo tàng tượng sáp
Bảo tàng tượng sáp không nằm trong khu Fantasy Park. Trong bảo tàng có tượng các nhân vật nổi tiếng như Barrack Obama, Jacki Chan và rất nhiều diễn viên nổi tiếng khác… được đúc bằng sáp theo tỉ lệ 1-1. Khu này thích hợp cho cả gia đình.
Rạp chiếu phim 3D 360 độ và 4D
Mình từng vào mấy rạp chiếu phim 3D, 4D rồi nhưng trò này không mấy ấn tượng.
Các game đua xe, bắn súng điện tử
Khu này dành cho những người thích trò chơi điện tử.
Kết
Bài viết của Việt Anh đến đây là hết rồi. Nếu quan tâm tới đi tour ghép Bà Nà Hill, bạn có thể đọc bài viết: Review tour ghép Bà Nà Hill 1 ngày của Việt Anh để biết thêm chi tiết nhé!
9 kinh nghiệm bạn cần biết trước khi đi du lịch Bà Nà Hill
Bà Nà Hill là địa điểm chắc chắn bạn không-thể-bỏ-qua khi đi du lịch Đà Nẵng! Một trong những khu vui chơi giải trí trên cao đặc biệt nhất ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Phía sau lưng Việt Anh là khu làng Pháp trên đỉnh Bà Nà Hill.
Trong bài viết này, Việt Anh sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm du lịch Bà Nà đầy đủ và chi tiết nhất mà mình đã tích lũy được sau 3 lần đi chơi ở đây. Vẫn như mọi khi, Việt Anh sẽ review cả lịch trình, giá vé, những điều cần lưu ý, kinh nghiệm mua tour Bà Nà Hills…vv thật chi tiết nhé!
Khu du lịch Bà Nà Hill nằm ở đâu?
Bà Nà Hill nằm ở đỉnh núi Chúa, thuộc núi Bà – là một phần của dãy Trường Sơn, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang – cách bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) hơn 26km về phía Tây.
Khoảng cách từ biển Mỹ Khê, thành phố Đà Nẵng tới Bà Nà Hill là 26km.
Ngoài khu du lịch Bà Nà Hill, ở đây còn nổi tiếng với thắng cảnh suối Mơ, hồ Hòa Trung, Giếng Trời.
7 điều Việt Anh thích ở Bà Nà Hill
Nếu bạn thắc mác tại sao Việt Anh nói Bà Nà Hill là địa điểm không thể bỏ qua khi đidu lịch Đà Nẵng, Việt Anh sẽ chỉ cho bạn 7 điều mình rất thích ở đây nhé:
1. Không khí trong lành mát mẻ
Bà Nà Hill nằm trên đỉnh ngọn núi Chúa – ngọn núi đẹp nhất Đà Nẵng, cao 1489m, quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ.
Chụp ảnh này là lúc Việt anh đứng cao hơn cả mây, không khí vô cùng trong lành, mát mẻ
2. Cảnh quan góc nào cũng đẹp
Đường lên Bà Nà Hill được ví là “đường lên tiên cảnh!”. Quả thực không sai! Suốt quãng đường cáp treo từ chân núi lên các nhà ga, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh rừng nguyên sinh xanh rì. Càng lên cao khí hậu càng mát, lên đến nhà ga đầu tiên bạn có thể đang đứng cao hơn cả tầng mây.
Từ trên cáp treo có thể thấy cả thảm rừng nguyên sinh và phía xa kia là Đà Nẵng, Hải Vân
Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên, khu du lịch Bà Nà Hill được xây dựng lại trên nền khu nghỉ dưỡng cổ của người Pháp khiến bạn tưởng như đang lạc vào một thị trấn nào ở Châu Âu. Với những người chưa từng đặt chân đến Châu Âu như Việt Anh, đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị!
3. Khu vui chơi – trung tâm lễ hội trên đỉnh núi có một – không – hai ở Việt Nam
Không biết các thành phố biển khác trên thế giới như thế nào, nhưng ở những nơi Việt Anh đã từng đi qua (Việt Nam và cả Đông Nam Á), không ở đâu vừa có bãi biển đẹp, lại có khu du lịch nghỉ dưỡng trên cao như Bà Nà Hills, Đà Nẵng.
Ngày nào ở Bà Nà Hill cũng có lễ hội đường phố, nhảy múa, âm nhạc. Hè 2018 Việt Anh đi có lễ hội bia kéo dài tới tháng 9/2018. Không lúc nào ở Bà Nà Hill bớt sôi động.
Lễ hội đường phố và lễ hội bia ở Bà Nà Hill – mỗi người được phát một phiếu uống bia miễn phí.
4. Trải nghiệm chơi trò chơi mạo hiểm ở độ cao 1489m
Khu vui chơi trong nhà Fantasy Park ở Bà Nà Hill có tới hơn 90 trò chơi, dành cho mọi lứa tuổi. Thu hút Việt Anh nhất vẫn là các trò chơi mạo hiểm như: trượt máng (đường trượt siêu tốc), tháp rơi tự do từ độ cao 29m, phi công skiver (ngồi vào một chiếc đu quay siêu tốc, rồi bị quay cho hoa hết cả mắt mũi), leo núi tự do…vv và rất nhiều trò thú vị khác.
Trẻ em cũng có khu vui chơi riêng, khu chiếu phim 3D-4D-5D, khu tượng sáp với dàn diễn viên Holywood, công viên khủng long, cuộc du hành vào lòng đất, nhà ma, khu vườn kì diệu…vv nói chung là nhiều lắm! Chơi cả ngày không hết trò chơi.
Mẹo: nếu bạn thắc mắc nên chơi trò gì, Việt Anh sẽ chia sẻ trong phần “Bà Nà Hill có gì chơi?” ở bên dưới bài viết này nhé!
5. Khu nghỉ dưỡng cổ của người Pháp
Trước khi đi du lịch Bà Nà Hill, Việt Anh nghĩ đây là khu vui chơi mới mở, nhưng khi đến mới biết mình nhầm. Nhầm ra sao, Việt Anh sẽ giới thiệu với bạn ở ngay bên dưới đây, trong phần “câu chuyện lịch sử về Bà Nà Hill” nhé!
Câu chuyện lịch sử về Bà Nà Hill
Năm 1901, khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, sau khi tìm ra và xây dựng khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer giao cho đại úy Victor Adrien Debay nhiệm vụ tìm nơi có khí hậu mát mẻ để xây khu nghỉ dưỡng và điều trị bệnh tại khu vực Đà Nẵng, Huế.
Sau một khoảng thời gian tìm kiếm, Debay đã tìm ra ngọn núi cao hơn 1400m, cách Đà Nẵng hơn 30km về phía Tây. Nhưng mãi tới năm 1919 nhà nghỉ đầu tiên mới được xây dựng ở Bà Nà.
Bản đồ quy hoạch khu du lịch Bà Nà Hill được phê duyệt vào 23-7-1921 (cách ngày Việt Anh viết bài này 97 năm)
Trước kia việc di chuyển lên Bà Nà rất khó khăn, xe hơi phải dừng lại ở Phú Thượng, sau đấy di chuyển bằng kiệu ghế hoặc ngựa, mất từ 3-4 giờ mới lên tới khu nghỉ mát. Ban đầu lượng khách tới Bà Nà còn rất ít ỏi (~120 người/năm 1925)
Năm 1928, khi con đường đất từ chân núi lên đỉnh được hoàn thành, số lượng du khách tới đây đông dần, lần lượt nhà hàng, khách sạn, ngân hàng đi vào hoạt động để phục vụ du khách. Đưa Bà Nà Hills trở thành khu nghỉ dưỡng hàng đầu ở Đông Dương, sánh ngang với cao nguyên Bokor ở Campuchia, Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Vũng Tàu (1000 người/năm 1937)
Ảnh Việt Anh chụp trong tàn tích của một khu nghỉ dưỡng tại Bà Nà Hill
Ngày ấy chỉ có sĩ quan Pháp và quan chức người Việt đến đây nghỉ dưỡng. Giờ thì ai cũng có thể đến đây một cách dễ dàng nhờ đường xá thuận tiện và hệ thống cáp treo rút ngắn thời gian rất nhiều.
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, khu du lịch Bà Nà Hill bị tàn phá và chìm vào quên lãng. Mãi tới năm 1999, chính quyền Đà Nẵng mới có kế hoạch khôi phục lại khu nghỉ dưỡng này. Và kết quả là ngày hôm nay, tập đoàn Sungroup đã xây dựng một khu vui chơi – nghỉ dưỡng mới tầm cỡ quốc tế tại Bà Nà.
Tại sao lại có tên gọi là: Bà Nà Hill?
Hiện nay có 3 cách giải thích chính về nguồn gốc tên gọi Bà Nà Hill:
Có người cho rằng, ngày xưa ở trên núi Chúa có rất nhiều chuối, nên người Pháp gọi là Banane, rồi người Việt đọc lệch thành Bà Nà. Nghe cũng có lý đấy chứ!
Cách giải thích thứ 2, theo nhà văn Nguyên Ngọc, chữ Bà Nà trong tiếng của người Katu có nghĩa là “núi của tôi”.
Cách giải thích thứ 3: xưa kia vùng đất này thuộc vương quốc Chăm-pa (trước khi Huyền Trân công chúa lấy vua Chế Mân, ông này dâng tặng đất cho nhà Nguyễn), người Chăm-pa có tục thờ thần Ponagar, hay còn gọi là Bà Thiên Y A Na, nên gọi tắt là núi Bà Nà.
Việt Anh thấy cách giải thích thứ 3 là hợp lý nhất!
Giá vé Bà Nà Hills và các dịch vụ khác
Giá vé Bà Nà Hill năm 2018 dành cho khách ngoại tỉnh:
Vé cáp treo người lớn: 700,000VNĐ/người
Vé cáp treo trẻ em 1m – 1m3: 550,000VNĐ/người
Trẻ em dưới 1m: miễn phí
Đây là vé vào vừa khu du lịch Bà Nà Hill, vé này dùng để đi cáp treo luôn rồi nhé!
Giá vé bao gồm:
Vé vào cổng khu du lịch Bà Nà Hill
Vé cáp treo 2 chiều
10% thuế VAT
Miễn phí 105 trò chơi trong khu Fantasy Park và trò chơi máng trượt cao tốc ngoài trời
Bao gồm vé tàu hỏa leo núi, vé vào tham quan hầm rượu Debay và khu vườn Hoa Le Jardin D’Amour’
Lưu ý: vé không bao gồm bảo tàng sáp 100.000đ/người lớn, trò chơi gắp thú bông và trò chơi kỹ năng tại khu vui chơi Fantansy Park
Giá vé ăn buffet nhà hàng ở Bà Nà Hill: 200,000VNĐ/người
Giá vé khu bảo tàng tượng sáp: 100,000VNĐ/người
Lưu ý: giá vé dành cho người Đà Nẵng ưu đãi người lớn từ 700,000VNĐ giảm còn 400,000VNĐ, trẻ em từ 550,000VNĐ giảm còn 300,000VNĐ.
Có những cách nào để đi Bà Nà Hills?
Hiện tại, để đi du lịch Bà Nà Hill có 2 cách: đi tự túc và mua tour ghép.
Đi tour ghép
Đây là cách thuận tiện và tiết kiệm nhất, thích hợp với nhóm, đoàn, hoặc gia đình.
Giá tour ghép dao động từ 930,000VNĐ – 1,050,000VNĐ/người tùy vào từng công ty.
Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, không cần chuẩn bị phương tiện, chỉ việc xách máy ảnh lên và đi chụp cho đầy bộ nhớ. Có hướng dẫn viên hướng dẫn, xe đưa đón, ăn trưa buffet…
Nhược điểm: đi theo tour nên phải đi và về theo thời gian quy định.
Lần gần đây nhất mình đi Bà Nà cùng hai anh chị bạn, trong ảnh 3 anh chị em đang tham gia lễ hội bia, khiêu vũ ở quảng trường làng Pháp.
Có 2 cách Việt Anh đặt tour ghép đi Bà Nà Hill (Việt Anh đã test):
Cách 1: Đặt tour trực tuyến qua Divui, giá tour ghép Bà Nà ăn buffet dành cho người lớn hiện tại là 955,000VNĐ/người. Bạn có thể tham khảo lịch trình và đặt tại đây
Cách 2: Đặt tour qua công ty du lịch Châu Á, giá tour ghép Bà Nà ăn buffet dành cho người lớn là 930,000VNĐ/người. Bạn có thể liên hệ hotline đặt tour: 0905.034.893 – 0904.851.888
Bạn nên biết: nội dung tour ghép Bà Nà Hill hầu hết các công ty đều tương tự như nhau. Giá chênh lệch tùy thuộc nội dung tour: ví dụ có công ty sẽ đưa khách thẳng tới Bà Nà giá sẽ cao ~1,050,000VNĐ/người, cũng có công ty sẽ đưa khách ghé cơ sở mua đặc sản vào cuối ngày, giá tour rẻ hơn ~930,000VNĐ/người, còn lại nội dung tour như nhau.
Đi du lịch Bà Nà Hill tự túc
Đối với các bạn không muốn đi theo tour, các bạn có thể tự múa vé và đi du lịch Bà Nà tự túc.
Lưu ý: Kinh nghiệm của Việt Anh nếu đi tự túc bạn nên mua vé từ trước (để không phải mất thời gian xếp hàng mua vé tại cửa Bà Nà Hills) và nên đi sớm để có nhiều thời gian chơi. Bạn cũng có thể tự chuẩn bị đồ ăn và nước uống từ trước nếu muốn tiết kiệm tối đa chi phí.
Bạn có thể mua vé tham quan Bà Nà Hill tại Divui với giá 690,000VNĐ/1 vé người lớn (xem và mua vé online tại đây)
Để di chuyển tới Bà Nà Hill có 3 cách thông dụng và tiết kiệm nhất:
Thuê xe có lái theo chuyến
Cách này khá thuận tiện và rẻ. Giá thuê xe có lái 2 chiều từ Đà Nẵng – đi Bà Nà 600,000VNĐ (4 chỗ), 700,000VNĐ (7 chỗ) và 800,000VNĐ (16 chỗ).
Càng đi đông càng rẻ. Bạn có thể xem chi tiết bảng giá ở bên dưới và liên hệ Mr Châu 0932.864.368 để đặt xe.
Đặc biệt: đọc mã giảm giá Dulichbui24.com bạn sẽ được giảm 10% giá dịch vụ nhé!
Bảng giá dịch vụ xe đưa đón đi Bà Nà Hill
Du lịch Bà Nà Hill tự túc bằng xe máy
Cách này thích hợp với các bạn trẻ, giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Giá thuê xe máy ở Đà Nẵng chỉ ~110k/ngày.
Ưu điểm: giá rẻ, thoải mái thời gian, thích hợp với các bạn trẻ.
Nhược điểm: đường xa, không thích hợp cho gia đình.
Đường đi Bà Nà bằng xe máy: các bạn tìm theo Google map đường đi cầu vượt Ngã ba Huế, sau đấy tìm tiếp đường Hoàng Văn Thái, chạy thẳng là tới chân núi Bà Nà. Đường trải nhựa đẹp, rộng, dễ đi.
Bạn có thể xem thông tin dịch vụ thuê xe máy uy tín ở Đà Nẵng tại đây. Đường đi Bà Nà Hills các bạn có thể sử dụng bản đồ Google maps bên trên để tìm đường.
Xe bus đi Bà Nà, xe open tour
Xe bus là lựa chọn phù hợp với các bạn đi du lịch Bà Nà 1 mình, vì nếu đi từ 2-3 người các bạn nên thuê xe theo chuyến sẽ thoải mái thời gian hơn.
Ưu điểm: giá rẻ, chỉ 120-150,000VNĐ/2 chiều – 100,000VNĐ/1 chiều.
Nhược điểm: xe khởi hành đi Bà Nà lúc 8h sáng và về lúc 15h30 hoặc 16h30.
Vì giá Taxi ở Đà Nẵng nằm trong khoảng giá cao nhất ở Việt Nam nên mình đưa lựa chọn này xuống dưới cùng. Chỉ khi không đặt được dịch vụ mới sử dụng taxi. Bản thân Việt Anh cũng chưa đi du lịch Bà Nà Hill bằng taxi bao giờ, tuy nhiên, có lần đi 4km trong thành phố hết hơn 70k, từ lần đấy không bao giờ đi taxi ở Đà Nẵng nữa mà chuyển qua đi Grab.
Taxi Hàng Không (Airport Taxi): 0236.3.27.27.27
Taxi Hương Lúa: 0236.3.82.82.82
Taxi Mai Linh: 0236.3.56.56.56
Taxi Sông Hàn: 0236.3.72.72.72
Taxi Tiên Sa: 0236.3.79.79.79
Taxi VinaSun Green: 0236.3.68.68.68
Taxi Datranco: 0236.3.815.815
13 điểm tham quan – checkin “không thể bỏ qua” ở Bà Nà Hill
Khu du lịch Bà Nà Hill có 13 nơi ngắm cảnh đẹp mà bạn không thể bỏ qua như:
Cảnh trên tuyến cáp treo Bà Nà Hill
Cảnh nhìn từ cabin cáp treo Bà Nà Hill
2. Khu làng Pháp giữa miền Trung Việt Nam
Làng pháp ở khu du lịch Bà Nà Hill
3. Chùa Linh Ứng số 3
4. Hầm rượu cổ Debay
5. Fantasy Park – khu vui chơi trong nhà trên đỉnh núi có một không hai
6. Vườn hoa Le Jadin D’Amour thơ mộng
7. Cây cầu vàng (địa điểm check-in mới ở Bà Nà Hill)
8. Bảo tàng tượng sáp
9.Tàu hỏa leo núi
10. Linh Phong thiền tự
11. Trà vũ quán
12. Miếu Bà
13. Lầu chuông
Việt Anh đã viết một bài review chi tiết về 13 địa điểm này, bạn có thể xem tại đây nhé: Bà Nà Hill có gì đẹp?
Bà Nà Hill có gì chơi?
Như Việt Anh đã nói ở trên, Bà Nà Hill có Fantasy Park là khu vui chơi nằm trên đỉnh núi duy nhất trên thế giới. Ở đây có tới hơn 90 trò chơi, đủ các thể loại: cảm giác mạnh, mạo hiểm, trò chơi dành cho trẻ em, trò chơi kỹ năng…vv
Đường trượt siêu tốc ở Bà Nà Hills
Với các bạn trẻ, Việt Anh gợi ý các bạn nên chơi những trò như: đường trượt siêu tốc, tháp rơi tự do, đu quay siêu tốc, leo núi mạo hiểm, ngôi nhà kinh dị, miền Tây hoang dã (game 5D).
Video Việt Anh chơi trò tháp rơi tự do ở Bà Nà Hill.
Còn các bạn nhỏ, có: Công viên khủng lòng, đu quay cối xay gió, đoàn tàu anh hùng cứu hỏa, khu nhà thám hiểm tí hon, đu quay “80 ngày vòng quanh thế giới”, rồng rắn lên mây, đu quay dưới đại dương, khu vườn thần tiên, đoàn tàu cuộc du hành vào lòng đất, rạp chiếu phim 3D-4D, và ác game bắn súng, đua xe điện tử đang chờ các bạn.
Ngoài ra còn có khu bảo tàng tượng sáp (khu này phải mua thêm vé 100,000VNĐ/người) có hình của các ngôi sao Holy Wood để các bạn tham quan check-in.
Tìm hiểu thêm: chi tiết hình ảnh các trò chơi Việt Anh đã review trong bài viết này: Bà Nà Hill có gì chơi? bạn click vào link để đọc nhé!
Bà Nà Hill có gì ăn?
Xong khoản vui chơi, đi lại, giờ là phần ăn trưa – chủ đề được nhiều người quan tâm đây! Ăn trưa ở Bà Nà có 2 lựa chọn: ăn buffet hoặc ăn món Âu.
Mình không sành ăn, nên thường ăn buffet lựa chọn cho dễ. Buffet ở Bà Nà Hill đồ ăn phong phú, nấu ngon bạn ạ!
Về Buffet ở Bà Nà Hill
Buffet Bà Nà Hill là lựa chọn nhanh, gọn và tiết kiệm cho bữa trưa của bạn. Có 2 nhà hàng buffet +200 món nằm ở khu làng Pháp, phục vụ món ăn 3 miền, lịch sự, sạch sẽ. Giá 200,000VNĐ/người.
Việt Anh đánh giá đồ ăn dễ ăn, ngon, thực đơn phong phú, giá cũng không quá mắc.
Thực đơn buffet 200 món Bà Nà Hill
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn Buffet BBQ ở nhà hàng Aparang (cũng nằm trên khu làng Pháp) với giá 200,000VNĐ/người.
Combo BBQ ở Bà Nà Hill
Nhà hàng món Âu ở khu làng Pháp
Nếu bạn không muốn ăn buffet, ở làng Pháp có các quầy bán thịt xiêng nướng kiểu bình dân (~90-100k/xiên loại to). Cao cấp hơn các nhà hàng Âu, giá cả trên Bà Nà chắc chắn sẽ đắt hơn ở dưới thành phố. Giá cả bạn có thể tham khảo ở ảnh chụp menu bên dưới nhé:
Menu nhà hàng Brasserie ở làng Pháp.
Menu nhà hàng Kavkaz Vista.
BBQ ở Bà Nà Hill
Nghỉ lại qua đêm ở Bà Nà Hill
Có thể nghỉ lại qua đêm ở Bà Nà Hill không?
Rất ít người nghỉ lại qua đêm ở Bà Nà Hill, nhưng bạn có thể! Việt Anh chưa nghỉ lại bao giờ, rất muốn, nhưng đang tìm đối tác :))
Bạn bè review lại thì đây là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho các cặp đôi, gia đình muốn tìm một nơi yên tĩnh, lãng mạn. Rất ít, rất ít người ở lại qua đêm tại Bà Nà. Bạn có thể ngắm được cả bình minh và hoàng hôn ở đây.
Khách sạn tại Bà Nà Hill
Hiện nay, ở Bà Nà Hill chỉ còn duy nhất một khách sạn 4 sao Mercure Danang French Village, giá phòng từ 139 usd/đêm cho phòng Deluxe 2 người. Khách sạn có phòng tập, spa, phục vụ bữa ăn và đầy đủ dịch vụ tiêu chuẩn 4 sao khác. Điều thú vị nhất có lẽ là trải nghiệm ngủ trên đỉnh núi, ngắm được cả bình minh và hoàng hôn siêu đẹp.
Phòng Duluxe cỡ giường King ở khách sạn 4 sao Mercure Danang French trên đỉnh Bà Nà Hill.
Gợi ý lịch trình du lịch Bà Nà Hill tự túc
Phần review lịch trình tour đi Bà Nà Hill 1 ngày Việt Anh đã có 1 bài viết chi tiết, bạn có thể xem tại đây. Trong phần review lịch trình này, Việt Anh sẽ gợi ý cho bạn lịch trình du lịch Bà Nà Hill tự túc theo bản đồ cụ thể nhé.
Bản đồ minh họa lịch trình du lịch Bà Nà Hill
Mua vé cáp treo và vé buffet Bà Nà Hill: Bạn nên mua trước khi đi để tiết kiệm thời gian xếp hàng mua vé.
Sau đấy chọn phương tiện di chuyển từ Đà Nẵng đến Bà Nà Hill, bạn có thể chọn một trong những cách di chuyển ở phía trên. Việt Anh chọn thuê xe theo chuyến đi Bà Nà Hill.
Bước 1: đến cửa Bà Nà Hill, bạn xuất trình vé và xếp hàng lên cáp treo ở ga mới (ga Hội An). Bà Nà Hill có 3 ga, hiện tại ga Hội An được sử dụng làm ga lên.
Bước 2: dừng chân ở ga MARSEILLE (18). Với ga này bạn sẽ tham quan lần lượt: cây cầu vàng, hầm rượu, vườn hoa, mê cung, chùa Linh Ứng.
Thứ tự như sau: từ đây bạn đi bộ qua cây cầu vàng (địa điểm check-in mới khánh thành 2018 ở Bà Nà Hill) – tiếp đến sẽ đi hầm rượu Debay – vườn hoa Le’ Jardin – chùa Linh Ứng
Bước 3: trở lại ga Le’ Jardin (13) để đi tàu hỏa leo núi lên ga D’ Amour (12), từ đây đi bộ xuống ga Debay (11). Đi tiếp một chặng cáp treo nữa lên trên làng Pháp.
Bước 4: tới ga Morin (29) – chào mừng đến với làng Pháp! Ở đây bạn rẽ tay trái sẽ thấy khu xếp hàng chơi trò máng trượt siêu tốc.
Mẹo: trò này hay nhất nên nhiều người chơi, bạn nên xếp hàng luôn từ đầu, hay chơi trước.
Bước 5: sau khi chơi trò này xong, đói bụng bạn có thể đi ăn trưa, mình ăn buffet sẽ vào nhà hàng CLUB (22) hoặc ARAPANG (23) hoặc nhà hàng Âu ở khu làng Pháp: Kavkaz (26), L’Etable (31), Brasserie (35), Le’ Jardin (36), La Pensee (37), La Lavande (39).
Bước 6: sau khi ăn trưa xong, vào chơi trò chơi trong Fantasy Park (25), chú ý, đừng ăn quá no nếu bạn định chơi các trò mạo hiểm và cảm giác mạnh.
Bước 7: sau khi chơi trò chơi, bạn có thể dạo quanh quảng trường để tham gia lễ hội, đi dạo ở làng Pháp chụp ảnh.
Bước 8: đi bộ lên Trú Vũ Trà Quán ngồi thưởng trà (nếu gia đình có người già) và lên khu tâm linh (41) ở đây có miếu Bà và tháp chuông ngắm toàn cảnh làng Pháp từ trên cao rất đẹp.
Nếu nghỉ lại qua đêm ở khách sạn ở Bà Nà Hill bạn có thể vào khách sạn check-in trước rồi đi chơi, ăn trưa.
Bước 9: chơi chán rồi bạn có thể quay lại ga Louvre (21) hoặc L’INDOCHINE (30) để xuống dưới bãi đỗ xe, về lại thành phố. Ga INDONCHINE là ga đạt 4 kỷ lục thế giới, đi nhanh hơn ga Louvre.
Bạn nào có nhiều thời gian có thể ở lại để ngắm cảnh mặt trời lặn trên núi, tới 21h cáp treo mới dừng hoạt động, nhớ sắp xếp xuống trước 20h nhé!
7 lưu ý về trang phục khi đi du lịch Bà Nà Hill
Đi Bà Nà nên mặc gì nhỉ? Việt Anh có một vài lưu ý dành cho các bạn về trang phục đây:
1. Mùa nào các bạn cũng nên mang theo một chiếc áo khoác gió để mặc, vì trên độ cao 1400m thời tiết lạnh hơn ở dưới mặt đất.
2. Cảnh ở Bà Nà Hill thơ mộng, có mây trời, có núi, có hoa – màu trắng là màu dễ mặc nhất.
Lần trước đi mình mặc áo trắng, kiểu soái ca áo trắng :))
3. Nếu không thích màu trắng các bạn có thể chọn màu nào thật nổi bật, để chụp ảnh không bị chìm vào sắc xanh lá ở Bà Nà nhé!
Chị bạn mình mang cả giày cao gót lẫn giày thể thao, thay ra lúc cần, đi lại thoải mái, còn váy và mũ thì các chị em cứ thoải mái măc.
4. Giày: các bạn nên mang giày thể thao, vì ở Bà Nà Hill phải đi bộ, hoạt động nhiều nên sẽ không tiện nếu các bạn đi giày cao gót.
5. Nên mang cho mình một chiếc mũ vào ngày nắng
6. Nhớ mang theo cả kem chống nắng nữa nhé!
Lưu ý: vào mùa đông thời tiết trên Bà Nà Hill lạnh không khác gì mùa đông miền Bắc, các bạn nhớ mang theo áo ấm nhé!
Cảm ơn và hẹn gặp lại
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc đến đây, vẫn như mọi khi, Việt Anh viết dài với mong muốn chia sẻ chi tiết nhất để bạn khỏi mất công tìm kiếm nhiều thông tin.
Hy vọng những thông tin kinh nghiệm đi Bà Nà Hill mà Việt Anh chia sẻ hữu ích cho chuyến đi của bạn. Nếu có thắc mắc, bạn có thể comment xuống phía dưới bài viết, hoặc email cho Việt Anh qua: vietanh@dulichbui24.com để được hỗ trợ nhé!
Chụp trước cổng Ngọ Môn – Đại nội kinh thành Huế trong tour đi Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
Và bài viết Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng (đầy đủ, chi tiết) dành cho các bạn chưa biết nên đi du lịch Đà Nẵng thế nào, thuê khách sạn ở đâu, ăn món ăn gì…vv
Sắp tới Việt Anh sẽ hoàn thiện bài viết về cách trải nghiệm thú vị nhất ở Đà Nẵng, và những trải nghiệm du lịch mạo hiểm ở Đà Nẵng nhé!